Wednesday, February 25, 2015

Bài học. Thứ Năm ngày 26-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu và TT Giác Đẳng

CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(V) (Ud 69) 5.   Kinh Ngoại Đạo - Thứ Nhì 

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các di sĩ trú ở Sàvatthi. Họ có quan điểm khác nhau. Họ có kham nhẫn khác nhau. Họ có sở thích khác nhau. Họ y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Tự ngã và thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn... "Tự ngã và thế giới là vô thường"... "Tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường... " "Tự ngã và thế giới do tự mình tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do tự mình và người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do không tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, do vô nhân sanh, tự nhiên"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường"... Có một số Sa-môn, Bà-la-môn có luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không tự mình tạo ra, không người khác tạo ra do vô nhân sanh". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau, bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải là pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".

Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào Vương Xá để khất thực. Khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, có nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ, trú ở Sàvatthi... họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".

- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết không phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đã thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này là pháp".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

5. Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ bị chìm đắm xuống,
Khi đang còn giữa dòng,
Họ không đạt đến được,
Ðất cứng trên bờ kia.

(VI) (Ud 70) 6.   Kinh Ngoại Đạo - Thứ Ba 

(Giống như kinh VI, 5, tức là kinh trước, với đoạn kết luận khác nhau như sau:)

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

6. Có người ở đời này,
Chấp người làm là ta,
Trói buộc với tư tưởng,
Người làm là người khác,
Họ không biết sự này,
Họ thấy là mũi tên,
Ai nhìn mũi tên này,
Với thận trọng cần thiết,
Người ấy không còn chấp,
"Người làm chính là ta",
Người ấy cũng không chấp,
"Người làm là người khác",
Loài người ở đời này,
Bị kiêu nạn khiếp phục,
Bị cột bởi kiêu mạn,
Bị trói bởi kiêu mạn,
Trong các loài chủ thuyết,
Họ cạnh tranh, luận tranh,
Họ không thể vượt qua,

Luân chuyển trong sanh tử.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Pháp Đăng chia sẻ thêm về bài học




 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Những hý luận gọi là phù phiếm theo Phật giáo bởi vì? 
a. Không đúng với sự thật 
 b. không dẫn đến giác ngộ giải thoát  
 c. Không có giá trị thực tế 
 d. Không hợp với cái nhìn của số đông


TT Pháp Đăng : đáp án số 1 Là  B 

 Câu đố 2. Nguy hiểm lớn nhất của hý luận là:
 a. Làm tăng kiêu mạn 
  b. Mất thì giờ 
 c. Dễ làm mất lòng người khác 
d. Vui ít mà phiền nhiều


TT Tuệ Siêu : đáp án số 2 Là  A

Câu số 3. Những hý luận trong "10 câu hỏi cổ điển" có hiện hữu trong sinh hoạt tu học của người Phật tử hôm nay chăng?
 a. Không có. Chỉ có Ba la môn giáo mới đặt nặng chuyện đó 
 b. Vẫn có. Người Phật tử cũng như bao chúng sanh khác rất dễ rơi vào hý luận. 
 c. Tuỳ tông phái
 d. Những câu hỏi đó không tồn tại trong thế giới hôm nay


TT Tuệ Siêu : đáp án số 3 Là  B




1 comment:

  1. người làm là người khác mà ,những mùa đã qua đi trong ,chấp nhận là người ta trong cơn mưa ta lại nhớ lại kỷ niệm xưa
    ............................
    thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm

    ReplyDelete