Thursday, February 12, 2015

Bài học. Thứ Sáu ngày 13-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

CHƯƠNG 5 -PHẨM BỐN - PHẨM TRƯỞNG LÃO SONA  
HT Minh Châu dịch Việt

(II) (Ud 48) 2. Appāyukasuttaṃ-KINH TUỔI THỌ ÍT ỎI

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, chỗ khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi chiều, từ thiền định đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn. Thật hi hữu thay, bạch Thế Tôn. Thọ mạng ít thay, bạch Thế Tôn, là mẹ của Thế Tôn! Sau khi sanh Thế Tôn bảy ngày, mẹ Thế Tôn mệnh chung, được sanh ở cõi trời Ðâu-suất".

- Chính là như vậy, này Ananda! Thọ mạng ít thay là mẹ vị Bồ Tát. Sau khi sanh Thế Tôn bảy ngày, mẹ Thế Tôn mệnh chung, được sanh ở cõi trời Ðâu suất! Thọ mạng ít thay là các bà mẹ của các Bồ Tát. Sau khi sanh bảy ngày, các bà mẹ của Bồ-tát mệnh chung, và được sanh lên cõi trời Ðâu suất.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu rõ ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời kệ:

2. Tất cả hữu tình nào,
Sẽ có mặt ở đời,
Tất cả chúng sẽ đi,
Sau khi bỏ sắc thân,
Hiểu tất cả là vậy,
Bậc thiện sanh nhiệt tâm,
Sống đời sống Phạm hạnh.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1: Trên đường tu tập có những vị hộ trợ chúng ta tu tập, thì những vị hộ trợ đó được lợi lạc gì trên con đường tu tập? - TT Giác Đẳng




 IÌI. Đố Vui

Câu hỏi 1. Phải chăng vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Màyà là cha mẹ duy nhất của Đức Phật trong những kiếp quá khứ? 
 a. Đúng như vậy. Tương duyên đặc biệt nầy đòi hỏi sự gắn bó lâu đời nhiều kiếp.
 b. Sai. Trong những kiếp quá khứ Đức Phật có rất nhiều chúng sanh khác là cha mẹ. 
c. Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya không phải là cha mẹ duy nhất của Đức Phật từ vô lượng kiếp nhưng là cha mẹ của rất nhiều kiếp trong quá trình tu ba la mật hạnh. 
 d. Ba câu trên đều sai
Đáp án: c
Câu hỏi 2. Phải chăng tất cả những người hướng cầu quả vị giác ngộ giải thoát đều cần có sự đồng hành của thân bằng quyến thuộc? 
 a. Chỉ có chư vị toàn giác mới cần như vậy 
 b. Bắt buộc như vậy. Ăn cơm có canh tu hành có bạn 
 c. Bà con quyến thuộc là nợ nần không thể là trợ duyên
 d. Thân quyến thường là ngăn ngại cho sự tu tập chứ không hỗ trợ
Đáp án: A

Câu hỏi 3. Điều nào dưới đây tạo nên tương duyên giữa chúng sanh nầy và chúng sanh khác?
 a. Sự ái luyến
 b. Cộng nghiệp thiện
 c. Cộng nghiệp bất thiện
 d. Ba câu trên đều đúng

Đáp án:D


Câu hỏi 4.  Khi liên tưởng về cái chết của Phật mẫu thì Đức Thế Tôn đã có lời cảm khái "Tất cả chúng sanh đã sanh và sẽ sanh ra đều có sự chết là chung cuộc" Phật ngôn nầy có liên hệ gì với sự mệnh chung của Phật mẫu? 
 a. Dù người cao quý hay thấp hèn đều phải chết 
 b. Sự ra đời với đặc hạnh thiêng liêng hay sự thọ sanh tầm thường đều có có chung cuộc là sự chết
 c. Cái chết của Phật mẫu không có gì đáng nói. 
 d. Câu a và b đúng

Đáp án: D






No comments:

Post a Comment