Wednesday, September 30, 2015

Bài học. Thứ Năm ngày 1-10-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Một Pháp

XX. Phẩm Thiền Ðịnh

1-192 Thật Sự Là Vậy

1. Thật sự cái này là một trong những điều lợi, này các Tỷ-kheo, tức là sống trong rừng ... sống khất thực ... mang y phấn tảo ... chỉ mang ba y... thuyết pháp ... trì luật ... biết nhiều về sự thật ... đã lâu ngày là vị trưởng lão ... có oai nghi nghiêm chỉnh ... có được hội chúng quy tụ ... có đại hội chúng đoanh vây, con gia đình tốt đẹp ... diện mạo đoan chánh ... ngôn ngữ hòa nhã ... thiểu dục ... không có bệnh hoạn.


2-9. Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ nhất, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải uổng phí, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải vô ích, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn Thiền ấy.

Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ hai, ... Thiền thứ ba, ... Thiền thứ tư ... tu tập Từ tâm giải thoát ... tu tập Bi tâm giải thoát ... tu tập Hỷ tâm giải thoát ... tu tập Xả tâm giải thoát ...

10-13. Nếu vị ấy trú quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ... quán thọ trên các cảm thọ ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ...

14-17. ... Ðối với các pháp ác, bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp ác, bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn làm an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ...

18-21. Tu tập như ý túc câu hữu với Dục định tinh cần hành ... câu hữu với Tinh tấn định tinh cần hành ... câu hữu với Tâm định tinh cần hành ... câu hữu với Tư duy định tinh cần hành ...

22-31. Tu tập Tín căn ... tu tập Tấn căn ... tu tập Niệm căn ... tu tập Ðịnh căn ... tu tập Tuệ căn ... Tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực ...

32-38. Tu tập Niệm giác chi ... tu tập Trạch pháp giác chi ... tu tập Tinh tấn giác chi ... tu tập Hỷ giác chi ... tu tập Khinh an giác chi ... tu tập Ðịnh giác chi ... tu tập Xả giác chi ...

39-46. Tu tập Chánh tri kiến ... tu tập Chánh tư duy ... tu tập Chánh ngữ ... tu tập Chánh nghiệp ... tu tập Chánh mạng ... tu tập Chánh tinh tấn ... tu tập Chánh niệm ... tu tập Chánh định ...

47-54. Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

55-62. Tự mình có sắc, thấy các sắc. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các loại ngoại sắc ... quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy ... Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến các tưởng khác biệt, với suy tư: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ....Vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng ...

63-72. Tu tập địa biến xứ ... tu tập thủy biến xứ ... tu tập hỏa biến xứ ... tu tập phong biến xứ ... tu tập xanh biến xứ ... tu tập vàng biến xứ ... tu tập đỏ biến xứ ... tu tập trắng biến xứ ... tu tập hư không biến xứ ... tu tập thức biến xứ ...

73-82. Tu tập tưởng bất tịnh ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng yếm ly các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập vô thường tưởng ... tu tập tưởng khổ trên vô thường ... tu tập tưởng vô ngã trên khổ ... tu tập tưởng đoạn tận ... tu tập tưởng ly tham ... tu tập tưởng đoạn diệt ...

83-92. Tu tập tưởng vô thường ... tu tập tưởng vô ngã ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng ghê tởm đối với các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập tưởng hài cốt ... tu tập tưởng bị trùng bọ ăn ... tu tập tưởng bị xanh bầm ... tu tập tưởng bị đầy những lỗ hổng ... tu tập tưởng bị sưng phồng lên ...

93-102. Tu tập niệm Phật ... tu tập niệm Pháp ... tu tập niệm Tăng ... tu tập niệm Giới ... tu tập niệm Thí ... tu tập niệm Thiên ... tu tập niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra ... tu tập niệm Chết ... tu tập Thân niệm ... tu tập An tịnh niệm ...

103-112. Tu tập Tín căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tấn căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Niệm căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Ðịnh căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tuệ căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực đồng với sơ Thiền.

113-122. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ hai ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ hai ...

123-132. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ ba ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ ba ...

133-142. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ tư ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ tư ...

143-152. Tu tập Tín căn câu hữu với Từ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Từ ...

153-162. Tu tập Tín căn câu hữu với Bi ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Bi ...

163-172. Tu tập Tín căn câu hữu với Hỷ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Hỷ ...

173-182. Tu tập Tín căn câu hữu với Xả ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Xả ...

183-192. Nếu tu tập Tín căn ... nếu tu tập Tấn căn ... nếu tu tập Niệm căn ... nếu tu tập Ðịnh căn ... nếu tu tập Tuệ căn ... nếu tu tập Tín lực ... nếu tu tập Tấn lực ... nếu tu tập Niệm lực ... nếu tu tập Ðịnh lực ... nếu tu tập Tuệ lực ... , vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải trống không, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải uổng phí, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn pháp ấy.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

1. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học.

2 : Nhân duyên gì khiến chúng sanh có thể quây quần sinh hoạt như một hội chúng? - TT Tuệ Quyền 

 III. Đố Vui
Câu 1. Người tu tập có nên thoải mái tự nhiên trong hành vi, ngôn ngữ của mình?
 A. Nên như vậy. Tự nhiên tốt hơn gò bó 
/  B. Nên thu thúc với chánh niệm 
/ C. Sống chung thì nên theo mọi người còn sống một mình thì nên thoải mái
 / D. Mỗi cách đều có cái hay riêng

 ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 1. B.

 Câu hỏi 2. Yếu tố nào sau đây khiến hội chúng quy tụ? 
A. Hội chúng thể hiện giá trị đáng kể 
/ B. Có sự lãnh đạo 
/ C. Tạo sự nên lợi ích cho các thành viên 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng 

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 2  .D .

 Câu hỏi 3. Điều nầy đúng với những gì được ghi trong kinh điển?
 A. Tất cả chư Phật toàn giác đều có hội chúng lớn 
/ B. Tất cả chư Phật toàn giác đều có cha mẹ, quyến thuộc là những người đã chia sẻ sự tu tập trong nhiều kiếp quá khứ 
/ C. Tất cả chư Phật toàn giác đều có hội chúng với hai vị thượng thủ thinh văn đệ nhất trí tuệ và thần thông; thị giả đa văn; hai cư sĩ nam nữ đại hộ pháp
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

 ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 3 . D.

 Câu hỏi 4. Từ vựng nào sau đây chỉ cho một người tu xuất thân từ gia đình tốt đẹp?
 A. Thiện gia nam tử 
/ B. Hảo hán 
/ C. Đại trượng phu
 / D. Xuất trần thượng sĩ


TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 4 la A

Tuesday, September 29, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 30-9-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Ba Pháp
VIII. Phẩm Ananda
76.- Hiện Hữu

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Hữu, hữu, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được xem là có hữu?

- Này Ananda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín muồi của dục giới thời dục hữu có thể trình bày được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

2.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của sắc giới, thời sắc hữu có thể trình bày được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc trung. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

3.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của vô sắc giới, thời vô sắc hữu có thể trình bày được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc thù thắng. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
 1. Hữu (Bhava) nên được hiểu thế nào theo Phật Pháp? - TT Pháp Tân
 2. Chữ giới (dhàtu) trong dục giới, sắc giới, vô sắc giới trong bài kinh nầy nên hiểu thế nào? - TT Tuệ Quyền
 3. Chữ "chín muồi - vepakkam " trong bài kinh nầy nên được hiểu thế nào? - ĐĐ Pháp Tín
 4: Thế nào là sự khác biệt giữa nghiệp hữu và sanh hữu? - TT Pháp Đăng


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Để có thể hiểu được HỮU - BHAVA thì phải hiểu toàn bộ cơ cấu vận hành của duyên khởi. Cơ cấu đó ở đây bao gồm điều nào sau đây?
 A. Nghiệp được ví như thửa ruộng 
 B. Ái giống được ví như độ ẩm ướt
  C. Thức được ví với hạt giống 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

 TT Pháp Tân cho đáp án Câu  Số 1 .D .

 Câu hỏi 2. Tại sao thức được ví là hạt giống? 
A. Vì tâm tạo ra tất cả 
 B. Vì tâm có TÂM SỞ TƯ (CETANA) 
 C. Vì thức rất vi tế 
 D. Vì Phật Pháp đặt nặng tâm linh

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 2 .B .

 Câu hỏi 3. Tại sao khát ái (tanha) được thí dụ bằng sự ẩm ướt?
 A. Vì độ ẩm cần thiết cho sự lớn dậy của mầm từ hạt giống  như ái trưởng dưỡng thủ và hữu 
 B. Vì ái là mấu chốt quan trọng nhất trong thập nhị nhân duyên
 C. Vì ái dục làm người ta có cảm xúc ướt át 
D. Vì không có ái cuộc đời khô khan

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 3 là A

Monday, September 28, 2015

Bài học. Thứ Ba Ngày 29-9-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Ba Pháp
VIII. Phẩm Ananda
75.- Cần Phải Khích Lệ

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi xuống một bên:

- Này Ananda, với ai, Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai, Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống. Với những người ấy, này Ananda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm. Thế nào là ba?

2. - Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với Ðức Phật: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng được cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời".

3.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại. hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

4.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

5.- Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ananda, địa đại, thủy đại,hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ananda, thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Này Ananda, với ai Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống. Với những người ấy, này Ananda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm này.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu  1. Phải chăng bài kinh nầy cho thấy niềm tin có giá trị thế nào trong Phật Pháp? 
 A. Đạo Phật cũng xem niềm tin có giá trị tuyệt đối trong đời sống nội tâm
 B. Muốn sanh vào cõi an lạc quan trọng nhất là có đức tin 
 C. Chánh tín có giá trị ngăn đường vào khổ cảnh
 D. Niềm tin tuyệt đối là cứu cánh của người tu Phật

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 1  .C 

 Câu hỏi 2. Hiểu Phật thế nào là có chánh tín?
 A. Đức Phật có đủ ba đức: tịnh đức, bi đức và trí đức 
 B. Đức Phật là thượng đế 
 C. Đức Phật là đấng ban phước tha tội 
 D. Đức Phật là người sáng tạo ra chân lý

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 2  . A.

 Câu hỏi 3. Hiểu Pháp thế nào là có chánh tín?
 A. Chánh pháp được khéo giảng bởi Đấng Giác Ngộ 
 B. Pháp có giá trị thực tiễn, thiết thực hiện tại
 C. Pháp có hiệu năng hướng thượng, hướng thiện, được bậc trí thân chứng
  D. Cả ba câu trên đều đúng

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 3 . D.

 Câu hỏi 4. Hiểu Tăng thế nào là có chánh tín? 
A. Tăng là bậc thiện hạnh, trực hạnh, như hạnh và chánh hạnh 
 B. Tăng là những bậc thánh hữu học và vô học 
 C. Tăng là bậc xứng đáng cúng dường, đãnh lễ 
 D. Gồm cả ba câu trên

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu  Số 4 .D

Câu hỏi 5. Tại sao niềm tin vững chắc ở Tam Bảo ngăn đường rơi vào khổ cảnh?
 A. Ai hướng cầu giá trị cao quý thì đi vào cảnh giới cao quý tương xứng 
 B. Tâm có chánh tín thì không bị giao động trước tử thần 
 C. Hai câu trên đều đúng
D. Hai câu trên đều sai

 TT Pháp Đăng cho đáp án Câu  Số 5 .C .


Sunday, September 27, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 28-9-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Một Pháp

XX. Phẩm Thiền Ðịnh



1-192 Thật Sự Là Vậy


1. Thật sự cái này là một trong những điều lợi, này các Tỷ-kheo, tức là sống trong rừng ... sống khất thực ... mang y phấn tảo ... chỉ mang ba y... thuyết pháp ... trì luật ... biết nhiều về sự thật ... đã lâu ngày là vị trưởng lão ... có oai nghi nghiêm chỉnh ... có được hội chúng quy tụ ... có đại hội chúng đoanh vây, con gia đình tốt đẹp ... diện mạo đoan chánh ... ngôn ngữ hòa nhã ... thiểu dục ... không có bệnh hoạn.

2-9. Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ nhất, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải uổng phí, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải vô ích, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn Thiền ấy.

Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ hai, ... Thiền thứ ba, ... Thiền thứ tư ... tu tập Từ tâm giải thoát ... tu tập Bi tâm giải thoát ... tu tập Hỷ tâm giải thoát ... tu tập Xả tâm giải thoát ...

10-13. Nếu vị ấy trú quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ... quán thọ trên các cảm thọ ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ...

14-17. ... Ðối với các pháp ác, bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp ác, bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn làm an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ...

18-21. Tu tập như ý túc câu hữu với Dục định tinh cần hành ... câu hữu với Tinh tấn định tinh cần hành ... câu hữu với Tâm định tinh cần hành ... câu hữu với Tư duy định tinh cần hành ...

22-31. Tu tập Tín căn ... tu tập Tấn căn ... tu tập Niệm căn ... tu tập Ðịnh căn ... tu tập Tuệ căn ... Tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực ...

32-38. Tu tập Niệm giác chi ... tu tập Trạch pháp giác chi ... tu tập Tinh tấn giác chi ... tu tập Hỷ giác chi ... tu tập Khinh an giác chi ... tu tập Ðịnh giác chi ... tu tập Xả giác chi ...

39-46. Tu tập Chánh tri kiến ... tu tập Chánh tư duy ... tu tập Chánh ngữ ... tu tập Chánh nghiệp ... tu tập Chánh mạng ... tu tập Chánh tinh tấn ... tu tập Chánh niệm ... tu tập Chánh định ...

47-54. Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

55-62. Tự mình có sắc, thấy các sắc. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các loại ngoại sắc ... quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy ... Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến các tưởng khác biệt, với suy tư: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ....Vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng ...

63-72. Tu tập địa biến xứ ... tu tập thủy biến xứ ... tu tập hỏa biến xứ ... tu tập phong biến xứ ... tu tập xanh biến xứ ... tu tập vàng biến xứ ... tu tập đỏ biến xứ ... tu tập trắng biến xứ ... tu tập hư không biến xứ ... tu tập thức biến xứ ...

73-82. Tu tập tưởng bất tịnh ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng yếm ly các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập vô thường tưởng ... tu tập tưởng khổ trên vô thường ... tu tập tưởng vô ngã trên khổ ... tu tập tưởng đoạn tận ... tu tập tưởng ly tham ... tu tập tưởng đoạn diệt ...

83-92. Tu tập tưởng vô thường ... tu tập tưởng vô ngã ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng ghê tởm đối với các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập tưởng hài cốt ... tu tập tưởng bị trùng bọ ăn ... tu tập tưởng bị xanh bầm ... tu tập tưởng bị đầy những lỗ hổng ... tu tập tưởng bị sưng phồng lên ...

93-102. Tu tập niệm Phật ... tu tập niệm Pháp ... tu tập niệm Tăng ... tu tập niệm Giới ... tu tập niệm Thí ... tu tập niệm Thiên ... tu tập niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra ... tu tập niệm Chết ... tu tập Thân niệm ... tu tập An tịnh niệm ...

103-112. Tu tập Tín căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tấn căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Niệm căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Ðịnh căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tuệ căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực đồng với sơ Thiền.

113-122. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ hai ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ hai ...

123-132. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ ba ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ ba ...

133-142. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ tư ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ tư ...

143-152. Tu tập Tín căn câu hữu với Từ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Từ ...

153-162. Tu tập Tín căn câu hữu với Bi ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Bi ...

163-172. Tu tập Tín căn câu hữu với Hỷ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Hỷ ...

173-182. Tu tập Tín căn câu hữu với Xả ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Xả ...

183-192. Nếu tu tập Tín căn ... nếu tu tập Tấn căn ... nếu tu tập Niệm căn ... nếu tu tập Ðịnh căn ... nếu tu tập Tuệ căn ... nếu tu tập Tín lực ... nếu tu tập Tấn lực ... nếu tu tập Niệm lực ... nếu tu tập Ðịnh lực ... nếu tu tập Tuệ lực ... , vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải trống không, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải uổng phí, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn pháp ấy.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.



 III. Đố Vui
Câu   1. Chữ "lợi" trong bài kinh hôm nay tương đương với chữ lợi trong từ vựng nào sau đây?
 A. Danh lợi
B. Lợi ích 
C. Vụ lợi 
 D. Lợi răng

 TT Pháp Tân cho đáp án Câu  Số 1 .B 

 Câu hỏi 2. Phải chăng đối với vị xuất gia có những tài nghệ hay sở trường nào cũng tốt? 
A. Đúng vậy. Bởi vậy theo luật người đi tu không nên mang theo "đồ nghề" liên hệ tới việc làm khi còn là cư sĩ/
  B. Sự đóng góp nào cũng quý. 
 C. Những sở trường nào có lợi cho sự tu học của bản thân và tha nhân đáng gọi là nên thể hiện 
 D. Chữ tài liền với chữ tai. Người tu nên bỏ tất cả.

TT Pháp Tân cho đáp án Câu  Số 2  .C .

  Câu hỏi 3. Câu nào sau đây được Phật dạy có ghi lại trong kinh điển? 
A. Không nên nói những lời không có lợi ích 
 B. Không nên vì lợi ích của người khác mà đánh mất lợi ích bản thân 
 C. Thân cận bạn lành là lợi ích lớn của người tu tập
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 3 .D .

 Câu hỏi 4. Người nào sau đây được xem là mang lại lợi ích cho tha nhân bằng Phật Pháp? 
A. Người thường tổ chức pháp hội 
 B. Người thường khuyến khích người khác tu học 
 C. Người thường tuyên đọc hay quảng diễn Phật ngôn 
 D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Tân cho đáp án Câu  Số 4 .D

Saturday, September 26, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 27-9-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng

1-10 Các Vị Tỷ Kheo

1. - Trong các đệ tử Tỷ-kheo đã lâu ngày của Ta, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Anna Kondanno (A-nhã Kiều-trần-như).

2. Trong các vị đệ tử... đại trí tuệ, tối thắng là Sàriputta.

3. Trong các vị đệ tử... có thần thông, tối thắng là Mahàmoggalàna.

4. Trong các vị đệ tử... thuyết về hạnh đầu đà, tối thắng là Mahàkassapa.

5. Trong các vị đệ tử... thiên nhãn, tối thắng là Anuruddha.

6. Trong các vị đệ tử... thuộc gia đình quý tộc, tối thắng là Bhaddiya Kàligodhàputta.

7. Trong các vị đệ tử... có âm thanh vi diệu, tối thắng là Lakuntaka (người lùn) Bhaddiya.

8. Trong các vị đệ tử... rống tiếng rống con sư tử, tối thắng là Pindola Bhàradvàja.

9. Trong các vị đệ tử... thuyết pháp, tối thắng là Punna Mantàniputta.

10. Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, thuyết giảng rộng rãi những điều được nói lên một cách vắn tắt, tối thắng là Mahàkaccàna.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.



 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Phải chăng người xuất thân từ giới trung lưu hay nghèo khổ "dễ tu" hơn người xuất thân từ giới thượng lưu? 
A. Hoàn toàn đúng. Người nghèo khổ dễ cảm nhận sự khổ
 B. Hoàn toàn sai. Người xuất thân cao quý mới thể hiện được sự cao quý của chánh pháp 
 C. Phước của túc nghiệp thì tạo sự khác biệt trong giai cấp xã hội nhưng không hẳn là thước đo trí giác 
 D. Ba câu trên đều đúng

 TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu  Số 1 . D.

 Câu hỏi 2. Có điều gì mà cuộc sống nhung lụa khó có được so với nếp sống độc cư thanh vắng?
 A. Hạnh phúc vô điều kiện 
 B. Hạnh phúc tự tâm 
 C. Hạnh phúc giản dị 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 2 . D.

 Câu hỏi 3. Qua kinh điển cho chúng ta thấy rằng khuynh hướng của đời sống ảnh hưởng bởi điều nào sau đây? 
A. Túc nghiệp 
 B. Bối cảnh xuất thân 
 C. Ý thức về cái gì cần thay đổi 
 D. Cả ba điều trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu  Số 3 .D .

 Câu  4. Theo Phật Pháp thì người có trí nên đặt nặng điều nào sau đây khi lựa chọn nếp sống? 
A. Nếp sống an lạc
 B. Nếp sống cao quý 
 C. Nếp sống tinh tiến trong thiện pháp 
 D. Nếp sống ổn định

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 4  .C .

 Câu hỏi 5. Tại sao chúng ta ít hoan hỷ với đời sống nơi thanh vắng?
 A. Vì không tu tập thiền định nên không thấy nơi thanh vắng là hoàn cảnh thích hợp
  B. Vì thường sợ cô đơn 
 C. Vì sợ ...ma 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 5 là D