Tuesday, September 29, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 30-9-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Ba Pháp
VIII. Phẩm Ananda
76.- Hiện Hữu

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Hữu, hữu, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được xem là có hữu?

- Này Ananda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín muồi của dục giới thời dục hữu có thể trình bày được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

2.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của sắc giới, thời sắc hữu có thể trình bày được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc trung. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.

3.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của vô sắc giới, thời vô sắc hữu có thể trình bày được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc thù thắng. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
 1. Hữu (Bhava) nên được hiểu thế nào theo Phật Pháp? - TT Pháp Tân
 2. Chữ giới (dhàtu) trong dục giới, sắc giới, vô sắc giới trong bài kinh nầy nên hiểu thế nào? - TT Tuệ Quyền
 3. Chữ "chín muồi - vepakkam " trong bài kinh nầy nên được hiểu thế nào? - ĐĐ Pháp Tín
 4: Thế nào là sự khác biệt giữa nghiệp hữu và sanh hữu? - TT Pháp Đăng


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Để có thể hiểu được HỮU - BHAVA thì phải hiểu toàn bộ cơ cấu vận hành của duyên khởi. Cơ cấu đó ở đây bao gồm điều nào sau đây?
 A. Nghiệp được ví như thửa ruộng 
 B. Ái giống được ví như độ ẩm ướt
  C. Thức được ví với hạt giống 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

 TT Pháp Tân cho đáp án Câu  Số 1 .D .

 Câu hỏi 2. Tại sao thức được ví là hạt giống? 
A. Vì tâm tạo ra tất cả 
 B. Vì tâm có TÂM SỞ TƯ (CETANA) 
 C. Vì thức rất vi tế 
 D. Vì Phật Pháp đặt nặng tâm linh

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 2 .B .

 Câu hỏi 3. Tại sao khát ái (tanha) được thí dụ bằng sự ẩm ướt?
 A. Vì độ ẩm cần thiết cho sự lớn dậy của mầm từ hạt giống  như ái trưởng dưỡng thủ và hữu 
 B. Vì ái là mấu chốt quan trọng nhất trong thập nhị nhân duyên
 C. Vì ái dục làm người ta có cảm xúc ướt át 
D. Vì không có ái cuộc đời khô khan

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 3 là A

No comments:

Post a Comment