Sunday, July 31, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 31-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XIV. Phẩm Loài Người

(III) (133) Lanh Trí

1. Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Biết một cách tổng quát, biết một cách rộng rãi với các chi tiết, biết cần phải hướng dẫn, chỉ giỏi về chữ nghĩa.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.
Thảo luận 1: Phải chăng theo Phật Pháp thì không thể có một pháp môn ứng dụng cho tất cả căn tánh? ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận 2: Cách hướng dẫn tu thiền theo "trường lớp" có phù hợp với kinh điển truyền thống chăng? TT Pháp Tân 


Thảo luận 3. Chúng ta có thể tự biết phần nào căn tánh của mình trong sự tu học? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Nếu không có "minh sư" thì chúng ta có thể tự tu học Phật Pháp chăng? - TT Tuệ Quyền



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Bài kinh hôm nay cho chúng ta thấy sự khác biệt trong khả năng lãnh hội của chúng sanh. Sự khác biệt nằm ở điều nào sau đây?
 A. Đề tài 
/ B. Cách giảng giải 
/ C. Người hướng dẫn 
/ D. Sự hấp dẫn

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Trắc Nghiệm 1: .B.

Trắc Nghiệm 2: Nói về phương cách học hỏi Phật Pháp điều nào sau đây có thể được xem là tương đối đúng?
 A. Nghe những bài thuyết pháp thì được nghe trình bày rộng rãi 
/ B. Hỏi đạo trực tiếp thì đào sâu được điểm then chốt cần biết 
/ C. Tham gia các khoá tu thường được hướng dẫn từng bước một 
/ D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án Trắc Nghiệm 2 : D

Trắc nghiệm 3. Cách nghe và lãnh hội Phật Pháp có thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc đời chăng?
 A. Chưa biết thì thường cần giảng rộng 
/ B. Biết nhiều rồi thì cần tập chú vào trọng điểm 
/ C. Chưa đủ tự tin thì cần dẫn dắt từng bước 
/ D. Cả ba điều trên đều có thể đúng

TT Pháp Tân cho đáán câu 3 là D 

Trắc nghiệm 4. Nói về các bậc A La Hán trong cách giác ngộ thì hình ảnh nào sau đây được ghi nhận là có xẩy ra thời Đức Thế Tôn trụ thế?
 A. Có vị vào tu rất cang ngạnh. Phải đến sau khi Đức Thế Tôn viên tịch mới giác ngộ
 / B. Có vị kiếp chót đắc đạo mà còn bị dẫn dắt sai lạc thành người cuồng sát trước khi giác ngộ 
/ C. Có vị là bậc đại trí nhưng phải mất ít thời gian trước khi chứng quả vô sanh giải thoát 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Quyn cho đáán câu 4 là D



Saturday, July 30, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 30-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Bốn Pháp
XIV. Phẩm Loài Người

(II) (132) Trả Lời

1. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Trả lời tương ứng, trả lời không tự tại; trả lời tự tại, trả lời không tương ứng; trả lời tương ứng và trả lời tự tại; trả lời không tương ứng và trả lời không tự tại.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.



 III. Trắc Nghim

Friday, July 29, 2016

Bài học. Thứ Sáu ngày 29-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Bốn Pháp
XIV. Phẩm Loài Người

(I) (131) Kiết Sử

1. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử không được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, nhưng các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, nhưng các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận.

2. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử không được đoạn tận, các kiết sử khiến được tái sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?

Ðối với vị Nhất Lai. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử không được đoạn tận, các kiết sử khiến được tái sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

3. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?

Ðối với hạng người Thượng lưu, đi đến Sắc cứu kính. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận

4. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?

Ðối với hạng người Trung gian Bát-Niết-bàn. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.

5. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận?

Ðối với bậc A-la-hán. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.



 III. Trắc Nghim
 

Wednesday, July 27, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 27-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
XIII. Phẩm Sợ Hãi

(IX) (129) Vi Diệu (3)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo đi đến yết kiến Ananda, hội chúng ấy hoan hỷ được yết kiến Ananda. Ở đây, nếu Ananda thuyết pháp, hội chúng ấy hoan hỷ với lời thuyết giảng. Chúng Tỷ-kheo không được vui vẻ, này các Tỷ-kheo, nếu Ananda giữ im lặng.

2. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo-ni ... nếu chúng nam cư sĩ ... nếu chúng nữ cư sĩ đi đến yết kiến Ananda. Hội chúng ấy hoan hỷ được yết kiến Ananda. Tại đấy, nếu Ananda thuyết pháp, hội chúng ấy được hoan hỷ với lời thuyết giảng. Chúng Tỷ-kheo-ni ... nếu chúng nam cư sĩ, chúng nữ cư sĩ sẽ không được vui vẻ, này các Tỷ-kheo, nếu Ananda giữ im lặng.

(X) (130) Vi Diệu (4)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về vua Chuyển Luân. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Sát-đế-lỵ đến yết kiến vua Chuyển Luân, hội chúng ấy được hoan hỷ vì được yết kiến vua Chuyển Luân. Tại đấy, nếu vị vua Chuyển Luân nói chuyện, hội chúng được hoan hỷ với bài nói chuyện. Và nếu vua Chuyển Luân im lặng, chúng Sát-đế-lỵ bị thất vọng.

2. Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Bà-la-môn, ... nếu có chúng gia chủ , nếu có chúng Sa-môn đến yết kiến vua Chuyển Luân, hội chúng ấy được hoan hỷ vì được yết kiến vua Chuyển Luân. Tại đấy, nếu vị vua Chuyển Luân nói chuyện, hội chúng được hoan hỷ với bài nói chuyện. Và nếu vua Chuyển Luân im lặng, chúng Sa-môn bị thất vọng.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về vua Chuyển Luân.

3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về Ananda. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo đến để yết kiến Ananda ... nếu Ananda giữ im lặng.

4. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo-ni ...

5. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng nam cư sĩ ...

6. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng nữ cư sĩ ...

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về Ananda.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.



 III. Trắc Nghim

Bài học. Thứ Tư ngày 27-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Bốn Pháp
XIII. Phẩm Sợ Hãi

(VII) (127) Vi Diệu (1)

1- Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có xuất hiện. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, khi Bồ-tát từ bỏ thân ở cõi trời Ðâu-suất, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Bồ-tát chánh niệm tỉnh giác, từ bụng mẹ sanh ra, khi ấy, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai chứng ngộ được vô thượng Chánh Ðẳng Giác, khi ấy trong thế giới chư Thiên gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai chuyển bánh xe pháp vô thượng, khi ấy trong thế giới chư Thiên, gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện.

Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán,Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.

(VIII) (128) Vi Diệu (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích chấp giữ, thích thú chấp giữ, hoan hỷ chấp giữ, khi pháp không chấp giữ được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện.

2. Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích kiêu mạn, thích thú kiêu mạn, hoan hỷ kiêu mạn, khi pháp không kiêu mạn được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện.

3. Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích không an tịnh, thích thú không an tịnh, hoan hỷ không an tịnh, khi pháp an tịnh được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện.

4. Này các Tỷ-kheo, quần chúng đi đến vô minh, trở thành mù quáng, bị trói buộc che đậy, khi Như Lai thuyết pháp nhiếp phục vô minh, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện.


Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận : 1. Nhân loại ngày nay đã có thể phi thuyền đến vùng ánh sáng mặt trời không đến được, phải chăng đó là cảnh giới được đề cập đến trong bài kinh hôm nay? TT Pháp Tân 


Thảo luận :  2. Suy nghiệm về tính cách hy hữu và vi diệu đối với sự ra đời của Đức Phật có lợi lạc gì đối với chúng ta? _: ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận 3: TT Giác Đẳng tóm tắt bài học




 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điểm nào sau đây là sự khác biệt lớn về sự ra đời của một vị chánh đẳng chánh giác so sánh giữa Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền? 
A. Tam Tạng Pali dạy rằng trong hệ thống thế giới mỗi lần chi có một vị Phật toàn giác xuất hiện 
/ B. Phật giáo Đại Thừa nói rằng Đức Phật Thích Ca đã thành Phật từ nhiều kiếp quá khứ
 / C. Phật giáo Nguyên Thuỷ nhấn mạnh sự ra đời của một vị Phật toàn giác cực kỳ hãn hữu không thể nói là tất cả chúng sanh sẽ đạt đến quả vị đó 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1: .D

 Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây có thể xẩy ra với một người có hiểu biết và niềm tin ở Đức Phật? 
A. Nếu một người biết rằng "châu báu trên cõi đời nầy không gì sánh bằng Đức Phật" thì người đó sẽ dành nhiều thì giờ hơn để  lễ Phật và học lời Phật dạy 
/ B. Nếu một người thật sự tin là "Phật là nơi nương nhờ tối thượng thì người đó sẽ không vì lý do gì khác mà tuyệt vọng đến độ tự tử 
/ C. Nếu một người hiểu được sự vi diệu và hãn hữu của sự ra đời của Đức Phật và Phật Pháp thì người đó không vì lý do gì đánh mất niềm hạnh phúc trong lòng 

/ D. Cả ba điều trên đều có thể xẩy ra

TT Pháp Tân cho đáp án là D


Tuesday, July 26, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 26-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XIII. Phẩm Sợ Hãi

(V) (125) Từ (1)

1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy . Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi, biến mãn một phương rồi an trú; với tâm cùng khởi với hỷ, biến mãn một phương rồi an trú;với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỷ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên .Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung,  được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

(VI) (126) Từ (2)

- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm cùng khởi với từ ... (như kinh 125, 1Ẩ) không hận, không sân. ... (như kinh 121, 1) là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi này, không có chung cùng các hàng phàm phu. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1:Trên phương diện hiệp thế phải chăng một người thể nhập bốn pháp từ, bi, hỉ, xả  có thể được gọi là người cao thượng ở thế gian? ĐĐ Pháp Tín

 Thảo luận 2: Trong bài kinh hôm nay có đoạn: "có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới." Tại sao không nói đến đông, nam, tây bắc? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Đoạn kinh sau đây: "Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ." Phải chăng vị ấy rơi vào đoạ xứ do ái luyến vị ngọt của thiền? TT Tuệ Siêu 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Ý nghĩa nào sau đây là đại ý của bài học hôm nay?
 A. Tu tập từ bi hỉ xả vô ích 
/ B. Cho dù có được nội tâm rất cao thượng nhưng không thành tựu tuệ giác vẫn bị thối đoạ 
/ C. Tứ vô lượng tâm là tối thượng 
/ D. Đường nào cũng tới La Mã


TT Tuệ Siêu cho đáán câu 1 là B

Trắc nghiệm 2.  Tại sao tu tập bốn vô lượng tâm thường liên tưởng đến đối tượng theo phương vị, kích thước..? 
 A. Vị đối tượng của từ bi là chúng sanh 
/ B. Vì chúng sanh là thuộc ngoại giới 
/ C. Vì sự nghĩ tưởng đến chúng sanh khác thường liên hệ tới không gian (gần xa, lớn nhỏ..) 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3: Tâm niệm nào sau đây phù hợp với cái nhìn của người Phật tử hiểu Phật Pháp?
 A. Cho dù rất nhiều phước báu nhưng cũng phải tu tập tuệ quán để không bị thối đoạ
 / B. Cho dù học Phật Pháp rất nhiều nhưng cũng phải tu tập tuệ quán để không bị thối đoạ 
/ C. Cho dù sanh về thiên đường hạnh phúc tới đâu nhưng cũng phải tu tập tuệ quán để không bị thối đoạ
 / D. Cả ba câu trên đều dúng


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 3 là D