Thursday, July 21, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 21-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XIII. Phẩm Sợ Hãi

(I) (121) Tự Trách

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này. Thế nào là bốn? Sợ hãi tự mình trách, sợ hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú.

2.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi tự mình trách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩa ta ác, thời tự ngã có thể trách ta về phương diện giới: "Sao lại làm nghiệp ấy?". Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi tự trách.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về người khác trách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩ ta ác, thời các người khác có thể trách ta về phương diện giới: "Sao lại làm nghiệp ấy?". Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi người khác trách.

4.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi hình phạt?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình (lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng), hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, cắt thịt thành hình đồng tiền, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà mạnh, chuyển hình (bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai rồi xoay tròn), cao đạp đài (lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân). Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Người ấy suy nghĩ như sau: "Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác.Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình (lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng), hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, cắt thịt thành hình đồng tiền, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà mạnh, chuyển hình (bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai rồi xoay tròn), cao đạp đài (lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân). Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu". Người ấy vì sợ hãi sự sợ hãi hình phạt, không có đi trộm, cướp tài sản người khác.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi hình phạt.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi ác thú?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy nghĩ như sau: "Với ai thân làm ác, có ác dị thục trong tương lai, với ai lời nói ác ... với ai ý nghĩ ác, có ác dị thục trong tương lai. Làm thế nào cho ta sau khi thân hoại mạng chung, không có sanh tại cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?". Người ấy vì sợ hãi ác thú, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống với tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi ác thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sợ hãi này.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận  1: Trạng thái "sợ" đề cập trong bài kinh hôm nay có gì giống với sợ hãi trong "tàm quý"?TT Tuệ Siêu 

 Thảo luận 2.  Tự trách theo ý nghĩa tích cực nhất là lương tâm (theo nghĩa bình thường). Điều nầy có phải là một phần của lòng tàm?TT Tuệ Siêu 


 Thảo luận  3: Hỗ thẹn và ghê sợ tội lỗi có phải là một "trạng thái khó chịu" nhưng không thuộc tâm sân? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận  4: Lo sợ người khác trách với điều không phải thiện pháp như làm không đúng theo phong tục tập quán có xem là cùng trạng thái với điều thứ hai của bài học hôm nay? TT Tuệ Quyền 

 Thảo luận 5: Phải chăng sự sợ hãi hình phạt và cảnh giới khổ phải y cứ trên luật nhân quả mới mang giá trị thật sự?  TT Pháp Đăng 

Thảo luận 6. Người can đảm có nhất thiết là người không có gì sợ hãi? - ĐD Pháp Tín


 Thảo luận 7: Phật Pháp có dạy nên sợ hãi để sống đạo?ĐĐ Nguyên Thông 


 III. Trắc Nghim

No comments:

Post a Comment