Thursday, July 7, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 7-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XI. Phẩm Mây Mưa

(VIII) (108) Các Loại Bò Ðực

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bò đực này. Thế nào là bốn?

Hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người; hung dữ với đàn bò của người, không hung dữ với đàn bò của mình; hung dữ với đàn bò của mình, hung dữ với đàn bò của người; không hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bò đực này.

2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người được ví như các loại bò đực này, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Hạng người hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người; hạng hung dữ với đàn bò của người, không hung dữ với đàn bò của mình; hạng hung dữ với đàn bò của mình và hung dữ với đàn bò của người; hạng không hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người là một khiếp đảm cho hội chúng của mình, không là một khiếp đảm cho hội chúng của người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại bò đực hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

4. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hung dữ với đàn bò của người, không hung dữ với đàn bò của mình?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người là một khiếp đảm cho hội chúng của người, không là một khiếp đảm cho hội chúng của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hung dữ với đàn bò của người, không hung dữ với đàn bò của mình. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại bò đực hung dữ với đàn bò của người, không hung dữ với đàn bò của mình ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

5. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người hung dữ với đàn bò của mình, hung dữ với đàn bò của người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người là một khiếp đảm cho hội chúng của mình và cho hội chúng của người. Như vậy, này các Tỷ-kheolà hạng người hung dữ với đàn bò của mình, hung dữ với đàn bò của người, Ví như, này các Tỷ-kheo,  loại bò đực hung dữ với đàn bò của mình, hung dữ với đàn bò của người, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người nàygiống như ví dụ ấy.

6. Thế nào, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hung dữ với đàn bò của mình và không hung dữ với đàn bò của người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không là một khiếp đảm cho đàn bò của mình, không là một khiếp đảm cho đàn bò của người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hung dữ với đàn bò của mình, không hung dữ với đàn bò của người. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại bò đực không hung dữ với đàn bò của mình và không hung dữ với đàn bò của người. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người được ví dụ với các loại bò đực này, có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1: Không gian (gần xa, rộng hẹp, trong ngoài ...) ảnh hưởng thế nào đến cá tính và cảm xúc? TT Tuệ Quyền

 Thảo luận  2: Phải chăng ý niệm nhân ngã bỉ thử ảnh hưởng lớn đến hành xử của con người?  TT Pháp Tân 

Thảo luận  3: Phải chăng tâm từ đúng nghĩa phải vượt qua tất cả khái niệm thân sơ, trong ngoài? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 4. Cá tính có thể sửa đổi chăng? TT Pháp Tân



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1: Lý do nào sau đây khiến người ta có thái độ "khôn nhà dại chợ"?
 A. Hung hăng với người nhà vì quen thuộc cảnh giới 
/B. Cá tính tự mình nghiệt ngã với chính mình 
/C. Manh động nhưng nhát
 /D. Cả ba câu trên đều có thể

TT PháĐăng cho đáán câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Quan niệm nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi tạo tác của chúng sanh? 
A. Thành bại thịnh suy 
/ B. ý niệm "đây là ta, đây là của ta, đây là tự ngã của ta
/ C. Vui buồn thương ghét
 /D. Tài sắc lợi danh

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là B

Trắc nghiệm 3. Đoạn sau đây trích từ "Kinh Từ Bi" dạy về đối tượng của lòng từ " Với muôn loài chúng sanh / Không phân phàm hay thánh / Lớn nhỏ hoặc trung bình / Thấp cao hay dài ngắn / Tế thô không đồng đẳng / Hữu hình hoặc vô hình / Ðã sanh hoặc chưa sanh / Gần xa không kể xiết / nguyện tất cả sanh linh / Tràn đầy muôn hạnh phúc " Cho thấy điều nào sau đây?
 A. Không gian gần xa quan trọng đến thái độ thương ghét
 / B. Kích thước của chúng sanh ảnh hưởng tới thái độ thương ghét 
/ C. Thấy được hay không thấy được có ảnh hưởng tới thái độ thương ghét
 / D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Quyền cho đáán câu 3 là D 



No comments:

Post a Comment