Saturday, July 16, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 16-7-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Bốn Pháp
XII. Phẩm Kesi

(VI) (116) Không Phóng Dật

1. - Trong bốn trường hợp, này các Tỷ-kheo, cần phải không phóng dật. Thế nào là bốn?

Hãy từ bỏ thân làm ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thân làm lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ lời nói ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập lời nói lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ ý nghĩ ác, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập ý nghĩ lành, và ở đây chớ có phóng dật. Hãy từ bỏ tà kiến, này các Tỷ-kheo, hãy tu tập chánh kiến, và ở đây chớ có phóng dật.

2. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã từ bỏ thân làm ác, đã tu tập thân làm lành, đã từ bỏ phóng dật, đã từ bỏ lời nói ác, đã từ bỏ tà kiến, đã tu tập chánh kiến, vị ấy không sợ hãi về đời sau, về chết.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1: Từ ngữ "không phóng dật -appamādo" ở đây được định nghĩa thế nào? TT Tuệ Quyền 

Thảo luận 2: Đối với ác hạnh Đức Phật dạy cần từ bỏ (pajahatha), đối với thiện hạnh Đức Phật dạy hãy tu tập (bhàvetha), Như vậy phải chăng chữ tu tập (bhàvana) hàm nghĩa sự tôi luyện, huân tập? TT Pháp Tân 


 Thảo luận 3. Tại sao tà kiến ở đây được nói riêng thay vì nằm trong ý ác hạnh? TT Pháp Tân 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Từ vựng nào sau đây có ý nghĩa tương đồng với từ "phóng dật" trong bài kinh nầy?
 A. giãi đãi
 / B. Dể ngươi 
/ C. Buông thả
 / D. Cả ba từ trên
TT Pháp Tân cho dap an cau 1 la D

Trắc nghiệm 2. Điểm nào sau đây được đề cập đến trong bài kinh? 
A. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp 
/ B. Thiện hạnh và ác hạnh 
/ C. Buông thả và nỗ lực 
/ D. Cả ba điểm trên


TT Pháp Tân cho dap an cau 

No comments:

Post a Comment