Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Bốn Pháp
XII. Phẩm Kesi
(IV) (114) Con Voi
1. - Thành tựu bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng cho vua, là tài sản của Vua, được xem là biểu tượng của vua. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết nghe, biết sát hại, biết nhẫn, biết đi đến.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết nghe?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, khi người nài sai làm một công tác, hoặc đã làm từ trước hay chưa làm từ trước, sau khi nhiệt tâm tác ý, hoàn toàn chú tâm lóng tai và lắng nghe. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết nghe.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết sát hại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua sau khi đi đến chiến trận, giết voi, giết người cưỡi voi, giết ngựa, giết người cưỡi ngựa, giết hại xe, giết hại người cưỡi xe, giết các bộ binh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết sát hại.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết kham nhẫn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua sau khi đi đến chiến trường, chịu đựng cây giáo đâm, chịu đựng kiếm chém, chịu đựng tên bắn, chịu đựng búa chặt, chịu đựng tiếng trống lớn, tiếng thanh la, tiếng tù và, tiếng trống nhỏ và các tiếng ồn ào khác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết kham nhẫn.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết đi đến?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, khi người nài sai đi đến hướng nào, hoặc trước kia đã có đi hay trước kia không có đi, liền đi đến chỗ ấy một cách mau mắn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết đi đến.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua xứng đáng là của vua, là tài sản của vua, đi đến làm biểu tượng của vua.
6. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu với bốn pháp, Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được chắp tay, xứng đáng được cúng dường, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết nghe, biết sát hại, biết kham nhẫn, biết đi đến.
7. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết nghe?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, sau khi nhiệt tâm tác ý hoàn toàn, chú tâm và lắng nghe. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết nghe.
8. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết sát hại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận dục tầm đã khởi lên, từ bỏ, gạn lọc, chấm dứt, làm cho không hiện hữu, không có chấp nhận sân tầm đã khởi lên ... không có chấp nhận hại tầm đã khởi lên, từ bỏ, gạn lọc, chấm dứt, làm cho không hiện hữu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết sát hại.
9. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết kham nhẫn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn lạnh, kham nhẫn nóng, kham nhẫn đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, kham nhẫn những cách nói chửi mắng, phỉ báng, chịu đựng các cảm thọ về thân, khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, không khả hỷ, không khả ý, chết điếng người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết kham nhẫn.
10. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết đi?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo theo phương hướng nào từ trước chưa từng đi, tại đấy, mọi hành được chỉ tịnh, mọi sanh y được từ bỏ, ái được đoạn diệt. Niết-bàn, vị ấy đi đến chỗ ấy một cách mau chóng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết đi.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được chắp tay, xứng đáng được cúng dường, là ruộng phước vô thượng ở đời.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1: Tại sao đa số thích nghe những điều vô ích hơn là những gì thiết thực cho bản thân? ĐĐ Pháp TínThảo luận 2. Phải chăng biết đoạn diệt bất thiện pháp đồng nghĩa với biết thay đổi bản thân? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Chịu đựng với thời tiết nóng lạnh có được xem là một phần của kham nhẫn đề cập trong bài kinh nầy chăng? ĐĐ Pháp Tín
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm1. Tôn giả Sona "tinh tấn quá độ" nên không tiến bộ trong sự tu tập. Đức Phật dùng thí dụ "cây đàn lên giây vừa phải" để khai thị. Tôn giả nhận hiểu và thọ trì không lâu đắc đạo. Câu chuyện nầy có thể làm thí dụ cho điều nào sau đây?A. Biết lắng nghe những pháp cần hành trì
/ B. Biết đoạn diệt những bất thiện pháp
/ C. Biết kham nhẫn
/ D. Biết đi đến hành xứ thích hợp
TT Phap Dang cho dap an cau 1 la
Trắc nghiệm 2: Có một lần Đức Thế Tôn đi ngay triền núi nhìn thấy lửa cháy rừng, Ngài dạy chư tỳ kheo "Hãy mạnh dạn bước tới thiêu đốt kiết sử lớn nhỏ". Tất cả tỳ kheo hôm đó đều thành tựu quả vị A La Hán. Câu chuyện nầy có thể làm thí dụ cho điều nào sau đây?
A. Biết lắng nghe những pháp cần hành trì
/B. Biết đoạn diệt những bất thiện pháp
/C. Biết kham nhẫn
/D. Biết đi đến hành xứ thích hợp
TT Phap Dang cho dap an cau 2 la A
Trắc nghiệm 3. Tôn giả Punna xin phép Đức Thế Tôn sang xứ Sunaparanta hoằng pháp. Đức Phật dạy người xứ đó có tiếng là không thân thiện với người từ phương xa. Tôn giả Punna trả lời là bằng sự suy nghĩ tích cực có thể chấp nhận được. Câu chuyện nầy có thể làm thí dụ cho điều nào sau đây?
A. Biết lắng nghe những pháp cần hành trì
/ B. Biết đoạn diệt những bất thiện pháp
/ C. Biết kham nhẫn
/ D. Biết đi đến hành xứ thích hợp
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 3 là C
No comments:
Post a Comment