Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Bốn Pháp
XIII. Phẩm Sợ Hãi
(V) (125) Từ (1)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy . Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi, biến mãn một phương rồi an trú; với tâm cùng khởi với hỷ, biến mãn một phương rồi an trú;với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỷ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên .Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
(VI) (126) Từ (2)
- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm cùng khởi với từ ... (như kinh 125, 1Ẩ) không hận, không sân. ... (như kinh 121, 1) là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi này, không có chung cùng các hàng phàm phu. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1:Trên phương diện hiệp thế phải chăng một người thể nhập bốn pháp từ, bi, hỉ, xả có thể được gọi là người cao thượng ở thế gian? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 2: Trong bài kinh hôm nay có đoạn: "có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới." Tại sao không nói đến đông, nam, tây bắc? TT Tuệ Siêu
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Ý nghĩa nào sau đây là đại ý của bài học hôm nay?A. Tu tập từ bi hỉ xả vô ích
/ B. Cho dù có được nội tâm rất cao thượng nhưng không thành tựu tuệ giác vẫn bị thối đoạ
/ C. Tứ vô lượng tâm là tối thượng
/ D. Đường nào cũng tới La Mã
TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 1 là B
Trắc nghiệm 2. Tại sao tu tập bốn vô lượng tâm thường liên tưởng đến đối tượng theo phương vị, kích thước..?
A. Vị đối tượng của từ bi là chúng sanh
/ B. Vì chúng sanh là thuộc ngoại giới
/ C. Vì sự nghĩ tưởng đến chúng sanh khác thường liên hệ tới không gian (gần xa, lớn nhỏ..)
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là D
A. Cho dù rất nhiều phước báu nhưng cũng phải tu tập tuệ quán để không bị thối đoạ
/ B. Cho dù học Phật Pháp rất nhiều nhưng cũng phải tu tập tuệ quán để không bị thối đoạ
/ C. Cho dù sanh về thiên đường hạnh phúc tới đâu nhưng cũng phải tu tập tuệ quán để không bị thối đoạ
/ D. Cả ba câu trên đều dúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 3 là D
No comments:
Post a Comment