Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Bốn Pháp
XIII. Phẩm Sợ Hãi
(IV) (124) Các Hạng Người Sai Khác (2)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ly dục, ly ác pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất. Ở đây, về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc tưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Sự sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, không có chung cùng với các hàng phàm phu.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ chứng đạt Thiền thứ hai, chứng đạt Thiền thứ ba , chứng đạt Thiền thứ tư và an trú. Vị ấy, ở đây về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc trưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Sự sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, không có chung cùng các hàng phàm phu.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Những bản chất vô thường, khổ, vô ngã, không có tác dụng gì trong sự thắp sáng tuệ giác?
Thảo luận 2. Phải chăng tất cả sự tái sanh đều cần có chất liệu của ái như dục ái, sắc ái, vô sắc ái? TT Phap Tan
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. "Năm hạ phần kiết sử" bao gồm pháp nào sau đây:A. Tham, sân, si, mạn, nghi
/ B. Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân
/ C. Sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật, vô minh
/ D. Tham, tà kiến, ngã mạn, hôn trầm, thuỵ miên
TT Tuệ Quyên cho dap an cau 1 la D
Trắc nghiệm 2. Một người bình thường không có "sắc ái, vô sắc ái" khác biệt gì so với bậc La Hán đã đoạn tận sắc ái, vô sắc ái?
A. Không có không có nghĩa là sẽ không bao giờ có
/ B. Không có vì chưa đủ trình độ để có
/ C. Không có vì vẫn nặng dục ái
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
DD Phap Tin cho dap an cau 2 la D
No comments:
Post a Comment