Friday, June 30, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 1-7-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Tân

Chương 6

IV. Phẩm Chư Thiên

(VII) (37) Bố Thí

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavata, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sariputta và Moggallàna. Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sàriputta và Moggallàna. Sau khi thấy vậy Thế Tôn liền bảo các Tỷ-kheo:

- Có mẹ của Nanda, nữ gia chủ người Velukandaki làm một thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng, cầm đầu là Sàriputta và Moggallàna. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí vật gồm có sáu phần cho chúng Tỷ-kheo Tăng?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có ba phần thuộc người bố thí và có ba phần thuộc người nhận đồ bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Ðây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận bố thí? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những người nhận vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Ðây là ba phần của những người nhận vật bố thí. Như vậy là ba phần của người bố thí và ba phần của những người nhận được vật bố thí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là thí vật gồm có sáu phần.

3. Như vậy, này các Tỷ-kheo, thực không dễ gì nắm được số lượng về công đức một thí vật gồm có sáu phần như vậy: "Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc"; vì rằng cả khối công đức lớn được xem là vô số, vô lượng. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong biển lớn, thật không dễ gì nắm lấy một số lượng nước và nói rằng: "Có chừng ấy thùng nước, hay có chừng ấy trăm thùng nước, hay có chừng ấy ngàn thùng nước, hay có chừng ấy trăm ngàn thùng nước"; vì rằng, cả khối lượng lớn nước được xem là vô số, vô lượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để nắm được số lượng về công đức của một thí vật gồm sáu phần như vậy: "Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn lạc. thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc an lạc"; vì rằng cả khối công đức lớn được xem là vô số, vô lượng.

Trước bố thí, ý vui, 
Khi bố thí, tâm tín.
Sau bố thí, hoan hỷ, 
Ðây lễ thí đầy đủ.
Ly tham và ly sân, 
Ly si, không lậu hoặc, 
Vị Phạm hạnh chế ngự
Là ruộng phước lễ thí.
Nếu tự thanh tịnh mình, 
Tự tay mình bố thí, 
Tự mình đến đời sau, 
Lễ thí vậy, quả lớn.
Lễ thí vậy, bậc trí, 
Với tín, tâm giải thoát, 
Không hận thù, an lạc, 
Bậc Hiền sanh ở đời.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp



 III. Trắc Nghiệm

Bài học. Thứ Sáu ngày 30-6-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng và TT Tuệ Siêu

Chương 6

IV. Phẩm Chư Thiên

(VI) (36) Gốc Rễ Của Ðấu Tranh

1. - Có sáu gốc rễ đấu tranh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo phẫn nộ và hiềm hận.

Này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo phẫn nộ, hiềm hận. Này các Tỷ-kheo, ai phẫn nộ, hiềm hận, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp, sống không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến nhiều người không hạnh phúc, khiến nhiều người không an lạc, khiến nhiều người không lợi ích, khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc và đau khổ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, này các Tỷ-kheo, các Thầy phải cố gắng đoạn trừ ác tranh căn ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thấy, này các Tỷ kheo, các Thầy hãy tác động đừng cho ác tranh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là đoạn tận ác tranh căn ấy. Như vậy là ngăn chận nguy hại ác tránh căn ấy trong tương lai.

3. Này các Tỷ-kheo, lại nữa, vị Tỷ-kheo giả dối và não hại... tật đố và xan tham... lừa đảo và man trá... ác dục và tà kiến... chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ. Này các Hiền giả, Tỷ-kheo chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ, vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc đạo Sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các Học pháp. Này các Hiền giả, Tỷ-kheo không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư... Pháp... Tăng... không thành tựu đầy đủ các Học pháp, vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến nhiều người không hạnh phúc, khiến nhiều người không an lạc, khiến nhiều người không ích lợi, khiến chư Thiên và loài Người không hạnh phúc và đau khổ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy thấy được ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, các Thầy phải cố gắng đoạn trừ ác tranh căn ấy. Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không thấy ác tranh căn ấy giữa các Thầy hay ngoài các Thầy, các Thầy hãy gìn giữ đừng cho ác tranh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai. Như vậy là sự đoạn tận ác tránh căn ấy. Như vậy là ngăn chặn nguy hại ác tranh căn ấy trong tương lai.

Này các Tỷ-kheo, đây là sáu tranh căn.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Nhìn vào gốc rễ của sự tranh chấp khác biệt gì với cái nhìn đúng sai của vấn đề? - TT Pháp Đăng

.Thảo lun 2. Tại sao một khi tranh chấp đã bùng nổ thì thường rất khó để dập tắt và đối với một người tu tập như thế nào để dễ dập tắt? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Tại sao "niệm sự chết" giúp lắng dịu được phiền não tranh chấp? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. Tranh chấp có thật sự làm loài người tiến bộ như nhiều người lý luận? - ĐĐ Nguyên Thông


 III. Trắc Nghiệm

Thursday, June 29, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 29-6-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 6

IV. Phẩm Chư Thiên

(V) (35) Minh Phần

1. - Có sáu pháp này thuộc về minh phần. Thế nào là sáu?

2. Tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt.

Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, là thuộc về minh phần.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Tại sao hai chi pháp 5 và 6 đều nói về Níp Bàn nhưng tại sao lại nói thành hai chi pháp (vô nhiễm và tịch tịnh)? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Quán đoạn trừ là quán VỀ sự đoạn trừ hay là quán ĐỂ đoạn trừ (cũng như: quán về sự tịch tịnh hay quán để tịch tịnh?) - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Thế nào là ý nghĩa của "vô ngã trong khổ não"? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Tưởng (sanna) ở đây có phải là trạng thái chánh niệm như trong pháp hành tứ niệm xứ hay là sự quán chiếu (trầm tư dựa trên thực tại)? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 5. Quán tưởng thực tướng vô thường, khổ não, vô ngã có lợi ích cho tất cả mọi người chăng? - TT Tuệ Quyền



 III. Trắc Nghiệm

Wednesday, June 28, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 28-6-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Đăng

Chương 6

IV. Phẩm Chư Thiên

(IV) (34) Ðại Mục Kiền Liên

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, chỗ khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna trong khi độc cư thiền tịnh, những suy nghĩ như sau được khởi lên: "Có bao nhiêu chư Thiên có trí như sau: 'Ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt được giác ngộ?' "

Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo Tissa mệnh chung không bao lâu, được lên một Phạm thiên giới. Tại đấy, họ biết vị ấy là: "Phạm thiên Tissa, có đại thần lực, có đại uy lực".

2. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna, ví như người lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy biến mất ở Jetavana và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Phạm thiên Tissa thấy Tôn giả Mahà Moggallàna từ xa đi đến; sau khi thấy, nói Tôn giả Mahà Moggallàna:

- Hãy đến, bạn Moggallàna! Thiện lai, bạn Moggallàna! Ðã lâu, bạn Moggallàna, mới tạo cơ hội này, tức là đến đây. Này bạn Moggallàna, hãy ngồi trên chỗ đã soạn này!

Tôn giả Mahà Moggalàna ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Phạm thiên Tissa đảnh lễ Tôn giả Mahà Moggallàna, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahà Moggallàna nói với Phạm thiên đang ngồi một bên:

- Có bao nhiêu Thiện nhân, này Tissa, có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ"?

- Này bạn Moggallàna, bốn Thiên vương có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ".

- Này Tissa, có phải tất cả Bốn Thiên vương đều có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ"?

- Này bạn Moggallàna, không phải tất cả Bốn Thiên vương đều có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt đến giác ngộ". Này bạn Moggallana, Bốn Thiên vương nào không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, không thành tựu các Giới Luật được các bậc Thánh ái kính, Bốn Thiên vương ấy không có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ". Và này bạn Moggallàna, Bốn Thiên vương nào thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật, thành tựu lòng tịnh tín đối với Pháp, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với các Giới được bậc trí ái kính, Bốn Thiên vương ấy có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ".

- Này Tissa, có phải chỉ có Bốn Thiên vương mới có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ", hay các chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba... hay các chư Thiên Dạ-ma... hay các chư Thiên ở cõi Tusità (Ðâu-suất)... hay chư thiên Hóa lạc hay chư Thiên Tha Hóa Tự tại... cũng có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ"?

- Này bạn Moggallàna, chư Thiên Tha hóa Tự tại có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ".

- Này Tissa, có phải tất cả chư Thiên Tha hóa Tự tại đều có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc đạt đến giác ngộ"?

- Này bạn Moggallàna, không phải tất cả chư Thiên Tha hóa Tự tại đều có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ". Này bạn Moggallàna, chư thiên Tha hóa Tự tại nào không thành tựu lòng tịnh tín bất động với đức Phật, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, không thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với các Giới được các bậc Thánh ái kính, các chư Thiên ấy không có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ". Và này bạn Moggallàna, chư thiên Tha hóa Tự tại nào thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Tăng, thành tựu các Giới được các bậc Thánh ái kính, chỉ những chư Thiên ấy mới có trí như sau: "Chúng ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến giác ngộ".

3. Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna sau khi hoan hỷ tín thọ lời nói của Phạm thiên Tissa, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, biến mất tại Phạm thiên giới và hiện ra tại Jetavana


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng chư thiên cũng không hẳn đều có chánh kiến? TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Phải chăng một vị thành tựu niệm tin bất động ở Phật, Pháp, Tăng và giới hạnh phải là một vị tu đà huờn (dự lưu)? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Phải chăng một vị Tu Đà Hườn không bị đoạ lạc? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Phải chăng tất cả phàm nhân dù ở cõi  sắc, cõi vô sắc dù có phước báu tới đâu cũng có khả năng đọa lạc? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Khi một người  tạo thiện pháp hay chứng thiền khi tái sanh vào cõi khác thì những pháp thiện và pháp thiền không còn nữa mà phải tái tạo lại. Trong khi một người chứng quả Tu Đà Hườn, A na hàm, chứng tứ thiền ngũ thiền khi sanh vào cõi khác những Thánh quả đó vẫn còn. Nguyên nhân gì mà pháp thiện hiệp thế mất mà các pháp thiện siêu thế vẫn còn ? TT Tuệ Quyền

Thảo luận 6. TT Tuệ Siêu trả lời câu thảo luận 5




 III. Trắc Nghiệm

Tuesday, June 27, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 27-6-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Quyền

Chương 6

IV. Phẩm Chư Thiên

(II) (32) Không Thối Ðọa (1)

1. Rồi một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn: "Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng không phóng dật, kính trọng tiếp đón. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa.

Thiên nhân ấy nói như vậy, Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Thiên nhân ấy nghĩ rằng: "Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta", đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

2. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, gọi các Tỷ-kheo:

- Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói với Ta: "Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng không phóng dật, kính trọng tiếp đón. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa". Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

Tỷ-kheo kính Ðạo Sư, 
Cung kính Pháp và Tăng, 
Học pháp không phóng dật, 
Cung kính nghinh tiếp đón, 
Không thể bị thối đọa, 
Nhất định gần Niết-bàn.

III) (33) Không Thối Ðọa (2)

1. - Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jatavana, đi đến Ta; sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy thưa với Ta: "Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa. Thế nào là sáu? Kính trọng Ðạo Sư, kính trọng Pháp, kính trọng chúng Tăng, kính trọng học pháp, kính trọng hổ thẹn, kính trọng sợ hãi. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa". Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy đảnh lễ Ta, thân bên hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

Cung kính bậc Ðạo Sư, 
Cung kính lớn Pháp Tăng, 
Ðầy đủ tàm và quý
Kính nhường và cung kính, 
Không thể bị thối đọa, 

Nhất định gần Niết-bàn.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Xin cho minh hoạ cụ thể về một tỳ kheo sống với các pháp cung kính? TT Pháp Đăng

Thảo luận 2. Tâm cung kính là cá tính tự nhiên hay đức tính được hun đúc theo thời gian? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3. Tại sao nghiêm túc trong sự tiếp đãi khách viếng là một pháp cung kính quan trọng? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng tóm tắt phần thảo luận


 III. Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Đặc điểm nào sau đây nói lên sự cung kính của một người hành trình sáu pháp Đức Phật giảng trong bài kinh hôm nay?  
A. Vị ấy khiêm tốn, không kiêu mạn / 
B. Vị ấy giữ ý tứ trong cách cư xử với tăng chúng và khách viếng /
 C. Vị ấy sống có trách nhiệm / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 1: .D

 Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây giúp chúng ta tăng trưởng được lòng cung kính? 
A. Thường lui tới diện kiến các bậc đáng kính /
 B. Sống y cứ trên Pháp Phật thay vì ngã chấp /
 C. Sống chung với những người khiêm cung /
 D. Ba điều trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2:.D

Trắc nghiệm 3.  Theo Phật Pháp, Pháp cung kính mang lại lợi lạc nào sau đây?
 A. Là dấu hiệu cát tường (mangala) / 
B. Là nhân lành mang lại quả phúc làm người cao sang /
 C. Là một trong những yếu tố khiến Phật Pháp hưng thạnh /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 3 là D



Monday, June 26, 2017

Bài học. Thứ Hai ngày 26-6-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng

Chương 6

IV. Phẩm Chư Thiên

(I) (31) Hữu Học

1. - Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa. Thế nào là sáu?

2. Ưa công việc, ưa nói chuyện, ưa ngủ, ưa hội chúng, các căn không phòng hộ, ăn uống không tiết độ.

Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa.

3. Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa. Thế nào là sáu?

4. Không ưa công việc, không ưa nói chuyện, không ưa ngủ nghỉ, không ưa hội chúng, các căn có phòng hộ, ăn uống có tiết độ.

Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa Tỷ-kheo hữu học đến thối đọa.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Có nhiều trường hợp một vị tỳ khưu không phải vì ưa thích nhưng vì hoàn cảnh phải bận rộn, sống nơi thực phẩm dư thừa,  thường gặp gỡ các hội chúng ... thì có gọi là sống trái với pháp tu tập chăng? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Phải chăng phần lớn sự tu tập trong Phật Pháp y cứ trên tinh thần tự giác? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng tóm tắt phần thảo luận


 III. Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Thuật ngữ "bậc vô học - asekha" được  hiểuchính xác với điều nào sau đây? 
A. Người chưa tu tập /
 B. Người không tu tập / 
C. Người đã hoàn tất hành trình tu tập / 
D. Người có khả năng tu tập

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1:. C

Trắc nghiệm 2. Thói quen ưa thích lễ hội thuộc điều nào sau đây?
 A. Ưa công việc / 
B. ưa nói chuyện /
 C. ưa ngủ nghỉ /
D. ưa hội chúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu  2: .D 

Trắc nghiệm 3. Người nào sau đây được xem là người "ưa thích nói chuyện"? 
A. Khéo giao thiệp / 
B. Không nói không chịu được dù lời nói cần hay không cần /
 C. Thích nói pháp / 
D. Thích luyện thanh

TT Pháp Tân cho đáp án câu 2:.B

Trắc nghiệm 4. "Phòng hộ các căn" được tìm thấy ở người nào sau đây? 
A. Tránh tất cả tiếp xúc /
 B. Tịnh khẩu, tuyệt thực / 
C. Chánh niệm khi sáu căn tiếp xúc với sáu cảnh /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 4:.C.

Trắc nghiệm 5. Điều nào sau đây được xem là đúng theo Phật học và khoa học?
 A. Ưa thích ngủ nghỉ có thể là thói quen chứ không hẳn là nhu cầu /
 B. Ngủ nhiều tâm muội lược / 
C. Thiếu ngủ khiến một người thiếu khả năng tập trung /
 D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 5:. D. 

 Trắc nghiệm 6. Điều nào sau đây phù hợp với pháp "tiết độ trong ăn uống"?
 A. Dễ nuôi (không đòi hỏi những thứ hợp khẩu) /
 B. Không ăn no (dù ngon nhưng ngưng lại vài miếng trước khi no bụng) / 
C. Chân chánh quán tưởng khi thọ dụng /
 D. Cả ba câu trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 6:.D .

Trắc nghiệm 7. Ý nghĩ nào sau đây của một người tu tập "không ưa công việc, không ưa nói chuyện, không ưa ngủ nghỉ, không ưa hội chúng, các căn có phòng hộ, ăn uống có tiết độ" phù hợp với Phật Pháp? 
A. Vì đó là tín lý tôn giáo (như các điều răn) /
 B. Vì đó là những ác nghiệp / 
C. Vì đó là những điều khiến thiện pháp tăng trưởng và bất thiện pháp suy giảm /
 D. Vì đó là những điều bị người đời chê trách


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu  7 : C.