Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương 6
II. Phẩm Cần Phải Nhớ
(I) (11) Cần Phải Nhớ (1)
1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp cần phải ghi nhớ này. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thân làm từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú ý nghĩ từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các đồng Phạm hạnh trước mặt lẫn sau lưng.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu pháp cần phải ghi nhớ
(II) (12) Cần Phải Nhớ (2)
1. - Có sáu pháp cần phải ghi nhớ này, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thân làm từ đối với các vị đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ... ý nghĩ từ đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
Ðây là sáu pháp cần phải ghi nhớ, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
(II) (12) Cần Phải Nhớ (2)
1. - Có sáu pháp cần phải ghi nhớ này, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thân làm từ đối với các vị đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ... ý nghĩ từ đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
Ðây là sáu pháp cần phải ghi nhớ, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
I I Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Đa số chúng ta quan niệm rằng nếu có tâm từ thì thân nghiệp, khẩu nghiệp đều từ hoà; tuy nhien, theo bài kinh hôm nay thì sự tu tập thân nghiệp từ, khẩu nghiệp từ, ý nghiệp từ là ba pháp riêng biệt. Vậy phải chăng có tâm từ chưa đủ mà còn phải tu tập thân nghiệp từ, khẩu nghiệp từ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Khi tịnh tài pháp sanh trong ngôi chùa thì trường hợp nào vị trụ trì nên chia đều cho chư tăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Giới hoà đồng tu có phải là trong chùa hành trì giới luật thế nào thì mình phải giống vậy không khác hơn thí dụ không ai hành đầu đà thì mình cũng không nên hành đầu đà?
Thảo luận 4. Ngay cả chư tăng học Tam Tạng vẫn có sự khác biệt: có vị chú trọng Tạng Kinh, có vị chú trọng Tạng Luật, có vị chú trọng Tạng Diệu Pháp; hỏi rằng nếu có sự khác biệt như vậy thì có gọi là không có kiến hoà đồng giải? - TT Tuệ Siêu
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Một vị tỳ kheo lau dọn sạch sẽ nhà vệ sinh trong chùa với ý nghĩ phục vụ tốt cho Tăng chúng. Hành động đó thuộc điều nào sau đây?
A. Thân nghiệp từ /
B. Khẩu nghiệp từ /
C. Ý nghiệp từ /
D. San sẻ lợi đắc phát sanh
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 ; C
A. Thân nghiệp từ /
B. Khẩu nghiệp từ /
C. Ý nghiệp từ /
D. San sẻ lợi đắc phát sanh
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là : B
Trắc nghiệm 3. Một vị tỳ kheo tuy phiền lòng một vị tỳ kheo khác nhưng tránh không khởi ác ý gây tổn thương. Điều đó thuộc pháp nào sau đây?
A. Thân nghiệp từ /
B. Khẩu nghiệp từ /
C. Ý nghiệp từ /
D. San sẻ lợi đắc phát sanh
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 3 là : C
No comments:
Post a Comment