Sunday, June 4, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 4-6-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương 5
XXVI. Phẩm Cụ Túc Giới

(361) Tham (1)

1. - Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp cần phải tu tập. Thế nào là năm?

2. Bất tịnh tưởng, tử tưởng, nguy hại tưởng, tưởng yếm ly đối với đồ ăn, tưởng không có gì đáng ái lạc ở đời.

Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp này cần phải tu tập.

(362 - 363) Tham (2)

1. - Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp cần phải tu tập. Thế nào là năm?

2. Vô thường tưởng, vô ngã tưởng, tử tưởng, tưởng yếm ly đối với đồ ăn, tưởng không có gì đáng ái lạc ở đời...Vô thường tưởng, khổ tưởng trong vô thường, vô ngã tưởng trong khổ, tưởng từ bỏ, tưởng ly tham.

Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp này cần phải tu tập.

(364 - 365) Tham (3)

1. - Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp này cần phải tu tập. Thế nào là năm?

2. Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn... Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.

Muốn thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, năm pháp này cần phải tu tập.

(366 - 400) Tham (4)

1. - Này các Tỷ-kheo, muốn biến tri tham... muốn đoạn diệt... muốn đoạn tận... muốn hủy diệt... muốn hoại diệt... muốn ly tham... muốn diệt tận... muốn xả bỏ... muốn từ bỏ tham, năm pháp này cần phải tu tập...

Muốn biến tri... muốn đoạn diệt... muốn đoạn tận... muốn hủy diệt... muốn hoại diệt... muốn ly tham... muốn diệt tận... muốn xả bỏ... muốn từ bỏ sân... si... phẫn nộ... hiềm hận... giả dối... não hại... tật đố... xan tham... man trá... phản trắc... cứng đầu... cuồng nhiệt... mạn... quá mạn... kiêu căng... phóng dật... , năm pháp này cần phải tu tập.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp
1. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Người tu Phật khi thực hành những pháp tu theo lời Phật dạy nên nhắm vào mục đích nào sau đây?
 A. Để bào mòn phiền não nội tại / 
B. Để chán đời /
 C. Để sanh về cõi Phật /
 D. Để đi vào cảnh giới mầu nhiệm của huyền học

 ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1: A.

Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là phù hợp với Phật Pháp?
 A. Đau khổ là vấn đề cấp thiết cần giải quyết của kiếp nhân sinh /
 B. Nguyên nhân chính của Đau khổ là khát át /
 C. Muốn giảm thiểu khát ái phải nhận rõ bản chất của cuộc sống /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2: .D .

Trắc nghiệm 3. Sự thất vọng buồn nản của một người không đạt được cái mình muốn và sự ly tham của hành giả tu tập khác nhau ở điểm nào sau đây?
 A. Hành giả nhìn vào các hiện tượng một cách khách quan hơn là muốn thế nầy mong thế kia/ 
B. Người đời nhìn sự việc với kỳ vọng gì đó mặc dù không nắm rõ là sự mong mỏi đó có thực thế hay không /
 C. Hành giả xem tất cả vui, buồn, tốt, xấu đều là đối tượng của chánh niệm/ 
D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 3 : .D

Trắc nghiệm 4. Chữ “tưởng” trong các cụm từ “tưởng vô thường”, “tưởng bất tịnh”, “tưởng hiểm nạn”… mang ý nghĩa nào sau đây?
 A. Tưởng tượng /
 B. Hồi tưởng và quán chiếu /
 C. Trông gà hoá cuốc / 
D. Ký ức 

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 4 là B

Trắc nghiệm 5. Người tu Phật xem điều  nào sau đây là “nếp sống lý tưởng”? 
A. Nếp sống bình đạm / 
B. Nếp sống an lạc / 
C. Nếp sống chánh niệm tỉnh giác / 
D. Nếp sống năng động hành thiện

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 5:. C 

Trắc nghiệm 6. Người nào sau đây được xem là “đáng quý nhất” theo Phật Pháp? 
A. Người xấu /
 B. Người tốt / 
C. Người có tốt có xấu /
 D. Người biết được cái xấu và cái tốt của bản thân

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 6: D 





No comments:

Post a Comment