Tuesday, June 20, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 20-6-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Quyền
Chương 6
III. Phẩm Trên Tất Cả

(III) (23) Sợ Hãi

1. - Sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục. Khổ, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục. Bệnh, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục. Cục bướu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục. Tham dính, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục. Bùn lầy, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục.

2. Và này các Tỷ-kheo, vì sao sợ hãi là đồng nghĩa với các dục?

Này các Tỷ-kheo, say đắm bởi tham dục, bị trói buộc bởi các tham ước muốn, ngay trong hiện tại không thoát khỏi sợ hãi, đời sau cũng không thoát khỏi sợ hãi. Do vậy, sợ hãi là đồng nghĩa với các dục.

3. Này các Tỷ-kheo, vì sao khổ... bệnh... cục bướu... tham dính... bùn lầy là đồng nghĩa với các dục?

Này các Tỷ-kheo, say đắm bởi tham dục, bị trói buộc bởi tham dục, ngay trong hiện tại không thoát khỏi bùn lầy, đời sau cũng không thoát khỏi bùn lầy. Do vậy bùn lầy là đồng nghĩa với các dục.

Sợ hãi và khổ đau, 
Bệnh hoạn và cục bướu, 
Cả hai tham dính bùn, 
Ðược gọi là các dục, 
Tại đấy kẻ phàm phu, 
Tham đắm và chấp trước, 
Thấy sợ trong chấp thủ, 
Nguồn gốc của tử sanh, 
Không chấp thủ, giải thoát, 
Ðoạn tận được sanh tử, 
Chúng đạt được an ổn, 
Ðược hiện tại tịnh lạc, 
Vượt sợ hãi oán thù, 
Mọi đau khổ vượt qua.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng Điều Hợp

Thảo luận 1. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào dưới đây là cách "vận dụng kinh nghiệm để trãi nghiệm"? 
A. Nhớ nghĩ cảm giác đau nhức của ung nhọt để nhận ra cái đau của ghen tuông /
 B. Hiểu cái khổ da diết của thi nhân khi sáng tác một bài thơ /
 C. Suy niệm Niết Bàn để nhàm chán sanh tử /
 D. Trong tuyệt vọng tìm ra niềm hy vọng

_TT Giác Đẳng cho đáp án câu  1 : .A.

Trắc nghiệm 2. Câu nào dưới đây lên hai mặt của thực tại dục lạc và khổ đau? 
A. Càng cao danh vọng càng dày gian lao /
 B. Thuyền to thì sóng lớn / 
C. Có thì cũng khổ vì có, không thì cũng khổ bởi không /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu  2: D

Trắc nghiệm 3.  Dụ ngôn nào sau đây cho thấy dục lạc của đời sống vốn mang bản chất của bhaya (sợ hãi)?
 A. Thương nhau thì lại bằng mười ghét nhau/ 
B. Càng yêu thương lắm càng lo sợ nhiều /
 C. Tang thương đến cả hoa kia cỏ này /
 D. Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong

TT Giác Đẳng cho đáp án câu  3: B.


 Trắc nghiệm 4. Vua Ba Tư Nặc một là vì ham muốn một thiếu phụ đã có chồng. Vui tìm cách giết người chồng bằng một lệnh truyền nghiệt ngã. Người chồng làm một hành trình xa để làm theo yêu cầu của vua để giữ được vợ. Nhà vua thì trằn trọc thâu đêm để chờ kết quả của mưu đồ đen tối. Câu chuyện kết cục tương đối tốt cho mọi bên. Đức Thế Tôn nhân đó đã đạy kệ ngôn Pháp Cú nầy: Ðêm dài cho kẻ thức, Ðường dài cho kẻ mệt, Luân hồi dài với kẻ ngu, Không biết chân diệu pháp. Điều nào sau đây có ý nghĩa l
Điều nào sau đây có ý nghĩa liên hệ tới chuyện trên?
 A. Dục lạc là khổ đau /
 B. Dục lạc là sợ hãi /
 C. Dục lạc là hệ luỵ / 
D. Cả ba câu trên

TT Pháp Đăng cho đáp án câu  4 : D 


No comments:

Post a Comment