Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương 6
I. Phẩm Ðáng Ðược Cung Kính
(V) (5) Con Ngựa Thuần Chủng (1).
1- Thành tựu sáu chi phần, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con ngựa hiền thiện thuần chủng của vua kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, và đầy đủ dung sắc.
Thành tựu sáu chi phần này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu sáu pháp, Tỷ-kheo đáng được cúng dường... là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, kham nhẫn các pháp.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính... là ruộng phước vô thượng ở đời.
(VI - VII) (6)Con Ngựa Thuần Chủng (2)
1- Thành tựu sáu chi phần, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là sáu? sức mạnh.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con ngựa hiền thiện thuần chủng của vua kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, và đầy đủ sức mạnh.
Thành tựu sáu chi phần này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu sáu pháp, Tỷ-kheo đáng được cúng dường... là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, kham nhẫn các pháp.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính... là ruộng phước vô thượng ở đời.
- 7)
1- Thành tựu sáu chi phần, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con ngựa hiền thiện thuần chủng của vua kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, và đầy đủ tốc lực.
Thành tựu sáu chi phần này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa hiền thiện, thuần chủng của vua, xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu sáu pháp, Tỷ-kheo đáng được cúng dường... là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn các sắc, kham nhẫn các tiếng, kham nhẫn các hương, kham nhẫn các vị, kham nhẫn các xúc, kham nhẫn các pháp.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính... là ruộng phước vô thượng ở đời.
I I Thảo Luận: TT Giác Đẳng Điều Hợp
TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nói: "khi nghe lời mạ lỵ phản ứng bằng phẩn nộ đó là bản năng, giữ được điềm tĩnh đó là bản lãnh" tương ưng với điều nào sau đây?
A. Kham nhẫn đối với cảnh sắc /
B. Kham nhẫn đối với cảnh thinh /
C. Kham nhẫn đối với cảnh khí /
D. Kham nhẫn đối với cảnh vị
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 1 :.B
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây là lợi lạc của sự kham nhẫn?
A. Không dễ bị đánh lạc hướng /
B. Không để cảm xúc bị xáo trộn dễ dàng /
C. Có khả năng kiên trì với những gì đang theo đuổi /
D. Cả ba điều trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2: .D.
Trắc nghiệm 3. Sự kham nhẫn trong Phật học đề cập đến khả năng chịu đựng đối với điều nào sau đây?
A. Sự chi phối của cảnh trái ý nghịch lòng /
B. Sự chi phối đối với cảnh khả ái quyến rũ /
C. Sự chi phối đối với sự buồn chán khi không có cảnh vui hay buồn /
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu Số 3 : .D
Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây là sự "kham nhẫn đối với cảnh pháp"?
A. Thèm ăn một món ngon nhưng tự chế để tiếp tục hành thiền /
B. Thèm nghe một bản nhạc hay nhưng tự chế vì đang giữ bát quan trai /
C. Thèm gặp bằng hữu để đàm luận thi phú nhưng tự chế để gom tâm tu thiền /
D. Thèm đi thưởng ngoạn cảnh đẹp nhưng thôi ở nhà để nghe pháp
No comments:
Post a Comment