Saturday, September 30, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 30-9-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Tân

Chương 7

III. Phẩm Vajjì ( Bạt Kỳ)

(III) (21) Vị Tỷ Kheo

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại núi Linh Thứu (Gijjhakùta). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Có bảy pháp không bị suy giảm, này các Tỷ-kheo. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng:

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy pháp không bị suy giảm? Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo Thượng tọa, những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc Thầy của chúng Tăng và nghe theo những lời dạy của những vị này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở. Và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp không làm suy giảm này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các Tỷ-kheo được dạy bảy pháp không làm suy giảm này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1: Điều thứ ba trong bài kinh nầy "khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm." phải chăng tạo nên tinh thần bảo thủ trong truyền thống Phật giáo Theravada? - TT Tue Sieu


 Thảo luận 2: Điều thứ sáu trong bài kinh: "Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm." Phải chăng chính những trú xứ an tịnh thích hợp cho truyền thống tu tập nội tâm? - DD Phap Tin

Thảo luận 3. Điều thứ bảy của bài kinh "khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu hiền thiện chưa đến muốn đến ở. Và các bạn đồng tu hiền thiện đã đến ở được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm." phải chăng nhấn mạnh rằng sự tích cực trợ duyên cho những pháp lữ đồng phạm hạnh là yếu tố khiến giáo pháp hưng thịnh? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Phải chăng sự thường xuyên tụ họp, sinh hoạt chung, tu học chung giúp cộng đồng tăng chúng lớn mạnh? - TT Phap Tan


Thảo luận 5. Ngày nay có một quan niệm rất phổ biến là nếu muốn phát triển Phật giáo thì chúng ta cần nhiều tiền nhưng đọc bài kinh hôm nay thì phải chăng Đức Phật dạy khác hơn? - TT Tue Sieu




 III Trắc Nghiệm

Friday, September 29, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 29-9-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  ĐĐ Pháp Tín

Chương 7

III. Phẩm Vajjì ( Bạt Kỳ)

(I) (19) Tại Sàrandada

1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajjì, tại điện thờ Sàrandada. Bấy giờ có nhiều người Licchavì đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các người Licchavì đang ngồi một bên:

- Này các Licchavì, Ta sẽ giảng cho các Ông bảy pháp không làm cho suy giảm, Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các người Licchavì ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Và này các Licchavì, thế nào là bảy pháp không làm cho suy giảm? Này các Licchavì, khi nào dân Vajjì thường hay tụ họp, và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Licchavì, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này các Licchavì, khi nào dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này các Licchavì, dân Vajjì được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này các Licchavì, khi nào dân chúng Vajji không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thuở xưa, thời này các Licchavì, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này các Licchavì, khi nào dân chúng Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này, thời dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này các Licchavì, khi nào dân Vajjì không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ, và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình, thời này các Licchavì, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này các Licchavì, khi nào dân chúng Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước đúng với quy pháp, thời này các Licchavì, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này các Licchavì, khi nào dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì, khi các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc, thời này các Licchavì, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Và này các Licchavì, cho đến khi nào bảy pháp không làm suy giảm này được tồn tại giữa dân Vajjì, khi nào dân chúng Vajjì sẽ được thấy giữa bảy pháp không làm suy giảm này, thời này các Licchavì, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.


(II) (20) Vassakàra

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Ajàtasattu, con bà Videhi vua nước Magadha muốn chinh phạt dân chúng Vajjì. Vua nói như sau:

- Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu họ có uy quyền, có hùng mạnh. Ta quyết làm cỏ dân Vajjì. Ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì. Ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong.

Rồi Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha nói với Bà-la-môn Vassakàra, đại thần nước Magadha:

- Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, và nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Ngài, vấn an Ngài có ít bệnh, ít não, khinh an, khỏe mạnh, lạc trú: "Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu con bà Videhi, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, vấn an Ngài ít bệnh, ít não, khinh an, lạc trú". Và khanh bạch tiếp: "Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha muốn chinh phạt dân Vajjì. Vua tự nói: "Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu họ có uy quyền, có hùng mạnh. Ta quyết làm cỏ dân Vajjì. Ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì. Ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong". Thế Tôn trả lời khanh thế nào, hãy ghi nhớ kỹ và nói lại ta biết. Các bậc Như Lai không bao giờ nói không như thật.

- Tâu Ðại vương, xin vâng.

Bà-la-môn Vassakàra, đại thần nước Magadha vâng theo lời dạy của Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, cho thắng những cỗ xe thù thắng, tự mình cỡi lên một chiếc, cùng với các cỗ xe ấy đi ra khỏi Vương Xá, đến tại núi Linh Thứu, đi xe đến chỗ còn dùng xe được, rồi xuống xe đi bộ đến chỗ Thế Tôn; sau khi đến, liền nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vassakàra, đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Gotama, vấn an Ngài có ít bệnh, ít não, khinh an, lạc trú. Thưa Tôn giả Gotama, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha muốn chinh phạt dân xứ Vajjì, vua tự nói: "Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dù họ có uy quyền, có hùng mạnh. Ta quyết làm cỏ dân Vajjì. Ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì. Ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong".

2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda đứng quạt phía sau lưng Thế Tôn. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, Thầy có nghe dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau.

- Này Ananda, khi nào dân Vajjì thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Thầy có biết dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân chúng Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết.

- Này Ananda, khi nào dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết và làm việc trong niệm đoàn kết, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Thầy có nghe dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thời xưa không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì thuở xưa.

- Này Ananda, khi nào dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thuở xưa, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Thầy có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì, và nghe theo lời dạy của những vị này không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì, và nghe theo lời dạy của những vị này.

- Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì, và nghe theo lời dạy của những vị này, thời dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Thầy có nghe dân Vajjì không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình.

- Này Ananda, khi nào có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này Ananda Thầy có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.

- Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm. Này Ananda Thầy có nghe dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì, khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc không?

- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì, khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc.

- Này Ananda, khi nào dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì, khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

3. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Vassakàra đại thần nước Magadha:

- Này Bà-la-môn, một thời, Ta sống ở Vesàli, tại tự miếu Sàrandada, Ta dạy cho dân Vajjì bảy pháp không bị suy giảm này. Này Bà-la-môn, khi nào bảy pháp không bị suy giảm, được duy trì giữa dân Vajjì, khi nào dân Vajjì được giảng dạy bảy pháp không bị suy giảm này, thời này Bà-la-môn, dân Vajjì sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

4. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjì chỉ hội đủ một pháp không bị suy giảm này, thời dân Vajjì nhất định được lớn mạnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ các bảy pháp không bị suy giảm. Thưa Tôn giả Gotama, Ajàtasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjì ở chiến trận, trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián. Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận.

- Này Bà-la-môn, hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha hoan hỷ tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng thường xuyên hội hợp ở đây nói lên tinh thần dân chủ : hội ý nhiều người hơn là độc đoán ? - TT Pháp Đăng


Thảo lun 2. Tho lun trong hài hòa, biu quyết trong hài hòa, kết thúc trong hài hòa nêđược hiu thế nào? (ly quyếđịnh cđa só có gi là hài hòa chăng?) - TT Tu Siêu



 III Trắc Nghiệm

Thursday, September 28, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 28-9-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 7

II. Phẩm Tùy Miên

(VIII) (18) Sự Thù Diệu

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy sự thù diệu này. Thế nào là bảy?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tha thiết hành trì học pháp và trong tương lai khát vọng hành trì học pháp; tha thiết quán Pháp và trong tương lai khát vọng quán Pháp; tha thiết nhiếp phục lòng dục, và trong tương lai khát vọng nhiếp phục lòng dục; tha thiết Thiền tịnh, và trong tương lai khát vọng Thiền tịnh; tha thiết tinh cần tinh tấn và trong tương lai khát vọng tinh cần tinh tấn; tha thiết niệm tuệ và trong tương lai khát vọng niệm tuệ; tha thiết thể nhập tri kiến và trong tương lai khát vọng thể nhập tri kiến.

Này các Tỷ-kheo, đây là bảy căn bản để được tán thán.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng niềm tha thiết trong sự tu tập tạo nên sự khác biệt lớn giữa những vị xuất gia? - TT Pháp Tân


Thảo luận 2: Nhiều vị xuất gia luôn than phiền về những khó khan, phải chăng do thiếu sự tha thiết cao quý? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3: Sự tha thiết, khát vọng trong bài kinh này có giống như dục thần túc? - ĐĐ Pháp Tín

 Thảo luận 4. Có nhiều vị tu tập "không dám" mong cầu giác ngộ giải thoát vì quan niệm rằng hiện nay là thời mạt pháp không ai tu chứng. Cái nhìn đó đúng theo kinh điển chăng? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 5. Tha thiết sống độc cư thiền tịnh có trái chống với tâm nguyện hoàng pháp độ sanh chăng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 6: Có trường hợp trên phương diện lý tưởng thì tha thiết nhưng thực tế thì không, như vậy có là tha thiết chăng? - TT Pháp Tân


Thảo luận 7. Đối với sự tu tập có nên nói "lực bất tòng tâm"? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 8. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

Wednesday, September 27, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 27-9-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Đăng

Chương 7

II. Phẩm Tùy Miên


(VI) (16) Tùy Quán Vô Thường

1. - Có bảy hạng người này, này các Tỷ-kheo, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bảy?

2. Ở đây, có hạng người sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải với tuệ thể nhập. Vị ấy, với sự đoạn diệt các lậu hoặc... sau khi chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Này các Tỷ-kheo, đây là hạng người thứ nhất đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải với tuệ thể nhập. Với vị ấy, sự chấm dứt các lậu hoặc và sự chấm dứt sinh mạng xảy đến một lần, không trước không sau. Ðây là hạng người thứ hai, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải với tuệ thể nhập. Vị ấy, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Niết-bàn. Ðây là hạng người thứ ba đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải với tuệ thể nhập. Vị ấy, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại Niết-bàn, Ðây là hạng người thứ tư đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải với tuệ thể nhập. Vị ấy, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Vô hành Niết-bàn. Ðây là hạng người thứ năm đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải với tuệ thể nhập. Vị ấy, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Hữu hành Niết-bàn. Ðây là hạng người thứ sáu đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, tưởng vô thường, cảm thọ vô thường, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải với tuệ thể nhập. Vị ấy, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh. Ðây là hạng người thứ bảy, này các Tỷ-kheo, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

Bảy hạng người này, này các Tỷ-kheo, đáng được cung kính đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

(VII) (17) Tùy Quán Khổ, Tùy Quán Vô Ngã, Tùy Quán Lạc Niết Bàn

1. - Có bảy hạng người này, này các Tỷ-kheo, đáng được cung kính... ở đời. Thế nào là bảy?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sống tùy quán khổ trong tất cả các hành... sống tùy quán vô ngã trong tất cả các pháp... sống tùy quán lạc trong Niết-bàn, tưởng lạc, cảm thọ lạc trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Vị ấy với sự đoạn diệt các lậu hoặc... sau khi chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Ðây là hạng người thứ nhất đáng được cung kính... là ruộng phước vô thượng ở đời.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán lạc trong Niết-bàn, tưởng lạc cảm thọ lạc, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Với vị ấy, sự chấm dứt các lậu hoặc và sự chấm dứt sinh mạng xảy đến một lần, không trước không sau. Ðây là hạng người thứ hai đáng được cung kính... là ruộng phước vô thượng ở đời.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người sống quán lạc trong Niết-bàn, tưởng lạc, cảm thọ lạc trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập. Vị ấy sự đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Niết-bàn..., chứng được Tổn hại Niết-bàn... chứng được Vô hành Niết-bàn... chứng được Hữu hành Niết-bàn... chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh. Ðây là hạng người thứ bảy, này các Tỷ-kheo, đáng được cung kính... là ruộng phước vô thượng ở đời.

Này các Tỷ-kheo, đây là bảy hạng người ở đời đáng được cung kính... là ruộng phước vô thượng ở đời.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1: Một vị A Na Hàm (Bất Lai) đã đoạn tận năm hạ phần kiết sử, nếu chưa chứng tứ quả trong đời hiện tai sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh về cõi ngũ tịnh cư. Phải chăng điều đó cho thấy một vị chứng tuệ giải thoát thì cũng đạt trình độ cao của tâm giải thoát? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Các bậc Thánh A Na Hàm ở cõi Phạm Thiên quan tâm thế nào đối với sự thịnh suy của giáo pháp? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Có cách dịch nào rõ nghĩa hơn để thay thế cho những  từ "Trung gian Niết-bàn, Tổn hại Niết-bàn" ? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng tóm tắt phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

Tuesday, September 26, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 26-9-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Tân

Chương 7

II. Phẩm Tùy Miên

(V) (15) Ví Dụ Nước

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy hạng người được ví dụ với nước, có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là bảy?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người lặn một lần rồi chìm luôn; ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sau khi nổi lên, lại chìm xuống; ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sau khi nổi lên, được đứng lại; ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sau khi nổi lên, lại nhìn và thấy; ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sau khi nổi lên lại bơi tới; ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sau khi nổi lên, đạt được chỗ có chân đứng; ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sau khi nổi lên, sau khi bơi qua đến được bờ bên kia, lên đứng trên đất liền, là một vị Bà-la-môn. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người, lặn một lần rồi chìm luôn?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hoàn toàn thành tựu với các pháp đen, bất thiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người lặn một lần rồi chìm luôn. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi nổi lên lại chìm xuống?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người nổi lên và suy nghĩ: "Lành thay, lòng tin trong các thiện pháp! Lành thay, lòng xấu hổ... Lành thay, lòng sợ hãi... Lành thay, sự tinh tấn... Lành thay, trí tuệ trong các thiện pháp!" Lòng tin ấy của vị đo không an trú, không tăng trưởng, bị giảm thiểu. Lòng xấu hổ đó của vị ấy... lòng sợ hãi đó của vị ấy... sự tinh tấn đó của vị ấy... Trí tuệ đó của vị ấy không an trú, không tăng trưởng, bị giảm thiểu. Như vậy, này các Tỷ-kheo là hạng người sau khi nổi lên, lại chìm xuống.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi nổi lên, được đứng lại?

5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người nổi lên và suy nghĩ như sau: "Lành thay, lòng tin trong các thiện pháp! Lành thay, lòng hổ thẹn... Lành thay, lòng sợ hãi... Lành thay, sự tinh tấn... Lành thay, trí tuệ trong các thiện pháp!" Lòng tin đó của vị ấy không giảm thiểu, không tăng trưởng, được đứng lại, lòng hổ thẹn đó của vị ấy... lòng sợ hãi đó của vị ấy... sự tinh tấn đó của vị ấy... trí tuệ đó của vị ấy không giảm thiểu, không tăng trưởng, được đứng lại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi nổi lên, được đứng lại.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi nổi lên, lại nhìn và thấy?

6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người nổi lên và suy nghĩ: "Lành thay, lòng tin trong các thiện pháp! Lành thay, lòng hổ thẹn... Lành thay, lòng sợ hãi... Lành thay, sự tinh tấn... Lành thay, trí tuệ trong các thiện pháp!" Vị ấy, sau khi đoạn diệt ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc chứng ngộ Bồ đề. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi nổi lên, lại nhìn và thấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi nổi lên, lại bơi tới?

7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người nổi lên và suy nghĩ: "Lành thay, lòng tin trong các thiện pháp! Lành thay, lòng hổ thẹn... Lành thay, lòng sợ hãi... Lành thay, sự tinh tấn... Lành thay, trí tuệ trong các thiện pháp!" Vị ấy, sau khi đoạn diệt ba kiết sử, sau khi làm muội lược tham sân si, là bậc Nhất Lai, còn trở lui đời này một lần nữa rồi đoạn tận khổ đau. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi nổi lên, lại bơi tới.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi nổi lên, lại đạt được chân đứng?

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người sau khi nổi lên và suy nghĩ: "Lành thay, lòng tin trong các thiện pháp! Lành thay, lòng hổ thẹn... Lành thay, lòng sợ hãi... Lành thay, sự tinh tấn... Lành thay, trí tuệ trong các thiện pháp!" Vị ấy, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không trở lui trạng thái ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi nổi lên, đã đạt chân đứng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sau khi nổi lên đã bơi qua, đạt đến bờ bên kia, đứng trên đất liền, là bậc Bà-la-môn?

9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người nổi lên và suy nghĩ: "Lành thay, lòng tin trong các thiện pháp! Lành thay, lòng xấu hổ ... Lành thay, lòng sợ hãi... Lành thay, sự tinh tấn... Lành thay, trí tuệ trong các thiện pháp!" Vị ấy, sau khi đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi nổi lên đã bơi qua, đã đến bờ bên kia, đã đứng trên đất liền, là bậc Bà-la-môn.

Này các Tỷ-kheo, đây là bảy hạng người được ví dụ với nước, có mặt, hiện hữu ở đời.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải bài kinh nầy cho thấy ở phương diện nào đó thì cuộc đời là "biển khổ trầm luân"? - TT Tue Sieu

Thảo luận 2. Trong bài kinh nầy có đề cập hạng người thứ nhất "lặn xuống không trồi lên" có mang ý nghĩa tương tự như những người "đời đời trong hoả ngục" theo tín lý Ki Tô Giáo? - DD Phap Tin

Thảo luận 3. Hình ảnh vị bậc thánh đoạn tận phiền não đạt đến bờ giải thoát được gọi là "bậc phạm chí hay bà la môn" trong bài kinh nầy cho chúng ta thấy gì trong cách dùng từ của Đức Phật? - DD Nguyen Thong


Thảo luận 4. Phải chăng một điểm khác biệt giữa phàm phu và thánh nhân là khả năng thối đoạ hay sự kiên cố bất thối? - TT Phap Tan

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng tóm tắt phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm