Wednesday, September 13, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 13-9-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Đăng

Chương 6

 XI. Phẩm Ba Pháp


(X) (116) Buông lung (TT Giác Đẳng hiệu đính)

 1. – Chư Tỷ-kheo, có ba pháp này. Ba pháp đó là gì?

 2. Buông lung (phóng dật), lơ đễnh (không phòng hộ các căn), giải đãi (dể duôi). Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.

 Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Ba pháp đó là gì?

 3. Ðể đoạn tận buông lung, thiền chỉ cần phải tu tập. Ðể đoạn tận lơ đễnh, thu thúc cần phải tu tập. Ðể đoạn tận giải đãi, không phóng dật cần phải tu tập.

Chư tỷ kheo, ba pháp nầy cần phải tu tập để đoạn tận ba pháp kia.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

 Thảo luận 1. Thuật ngữ phóng dật được dịch cho cả hai từ vựng uddhacca (theo Ngài Tịnh Sự) và pamàda (theo Ngài Thích Minh Châu) vậy nên hiểu chính xác thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Phải chăng những pháp vọng động, lơ đễnh, giải đãi cần được thay đổi bởi tự giác cá nhân? - TT Pháp Tân


Thảo luận 3. Sự lười biếng và giải đãi khác nhau thế nào? (có những người rất siêng năng nhưng lại giải đãi) - TT Tuệ Quyền

 Thảo luận 4. Để tâm ý được vững chải không giao động chúng ta có thể đạt được bằng cách tu một pháp như niệm hơi thở hay niệm ân đức Phật thay vì thay đổi cả cuộc sống? - ĐĐ Pháp Tín


 Thảo luận 5. Tại sao khi nói đến khả năng kiểm soát hành động tạo tác thì Phật Pháp dạy quán sát thân, khẩu, ý mà kiểm soát phiền não thì thu thúc lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 6. Một số người bị chứng bệnh "hẹn lần hẹn luợt" đẩy đưa với những việc cần phải làm (procrastination), bệnh chứng đó có phải là pamàda (giải đãi) trong Phật Pháp?

- ĐĐ Pháp Tín




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment