Sunday, September 3, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 3-9-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 6

X. Phẩm Lợi Ích

 (IX) (104) Không Đồng Nhất Hoá (TT Giác Đẳng hiệu đính)

 1. - Chư Tỷ-kheo, khi thấy được sáu lợi ích nầy thật là  đủ để vị Tỷ-kheo an trú trong nhận thức vô ngã đối với tất cả pháp hữu vi một cách không có giới hạn. Thế nào là sáu?

 2. [1] Sẽ không đồng nhất hoá ngã với bất cứ cái gì trên thế gian; [2] chận đứng cái tạo ra ngã chấp; [3] chận đứng cái tạo ra ngã sở ; [4] Ta sẽ thành tựu tri kiến thù thắng; [5] Ta sẽ thấy rõ duyên sanh; [6] ta sẽ khéo thấy rõ các pháp do duyên sanh.

 Thấy được sáu lợi ích nầy thật là  đủ để vị Tỷ-kheo an trú trong nhận thức vô ngã đối với tất cả pháp hữu vi một cách không có giới hạn. 



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Từ bỏ ba kiến chấp ‘đây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta - etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ tương đương thế nào với ba lợi ích đầu tiên? (nói cách khác: kiến chấp 'đây là tự ngã của ta" có tương đương với "đồng nhất hoá ngã với bất cứ cái gì trên thế gian"?) - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Ba chấp thủ "ngã chấp, ngã sở chấp, mạn tuỳ miên - ahaṅkāra mamaṅkāra mānānusayā" có tương đồng thế nào với ba chấp thủ ‘đây là của ta, đây là ta, đây là tự ngã của ta - etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ ? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 3. Chấp thủ "đây là ta" khác biệt thế nào với chấp thủ "đây là tự ngã của ta "?
TT Tuệ Siêu


 Thảo luận 4. Trong ngữ pháp tiếng Phạn Pali có thể nói một câu không cần chủ từ mà chỉ với động từ thì có thể hiểu là ngôi nào nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì phải nêu chủ từ thí dụ như câu:  asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi được dịch sang tiếng Việt là "TA sẽ thành tựu tri kiến thù thắng" như vậy có thể tạo nên sự "lấn cấn" khi đang nói về pháp vô ngã? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Khi nói về pháp vô ngã có một khác biệt lớn giữa kiến giải và đời sống thực tế. Một người tu tập làm thế nào để xoá đi khoảng cách khác biệt to lớn đó? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 6. Tất cả chúng ta thường hạnh phúc vì sự hãnh diện. Nhưng theo Phật Pháp thì ngã chấp làm chúng ta đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Như vậy nếu không hãnh diện thì có còn hạnh phúc chăng? - ĐĐ Nguyên Thông



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment