Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương 7
II. Phẩm Tùy Miên
(I) (11) Tùy Miên(1)
1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy tùy miên. Thế nào là bảy?
2. Dục tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên. Này các Tỷ-kheo, có bảy tùy miên này.
(II) (12) Tùy Miên (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận, do cắt đứt bảy tùy miên, Phạm hạnh được sống. Thế nào là bảy?
2. Do đoạn tận, do cắt đứt dục tham tùy miên, Phạm hạnh được sống... sân tùy miên... kiến tùy miên.. nghi tùy miên... mạn tùy miên... hữu tham tùy miên... do đoạn tận, do cắt đứt vô minh tùy miên, Phạm hạnh được sống.
3. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận, cắt đứt bảy tùy miên này, Phạm hạnh được sống. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo nào đoạn tận dục tham tùy miên... vô minh tùy miên, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa tùy miên, với chơn chánh hiện quán kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Trong Phật học Hán ngữ thường nói tới 6 pháp: tham, sân, si, mạn, nghi và tà kiến. Trong Tam Tạng Pali thì bảy pháp tiềm miên lại có dục hữu (bhavarāga). Dục hữu ở đây khác biệt gì với hữu ái (bhavatanha)? Có liên hệ gì tới kiến chấp (như hữu ái có thể đi với thường kiến)? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao ở đây tham và sân được nói tới với hai thuật ngữ kàmaraga và patigha? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Kiến chấp được hiểu là một trong bảy pháp tiềm miên. Quan điểm có thể nào không thuộc phiền não hay thiện pháp? (nói cách khác quan điểm có thể thuộc trung tính chăng?) - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Đương đầu với phiền não tiềm miên khác gì với chế ngự phiền não bình thường? TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment