Wednesday, February 28, 2018

Bài học. Thứ Tư ngày 28-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương IX

Chín Pháp

II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử


VIII) (18) Từ Bi

1. - Này các Tỷ-kheo, ngày trai giới thành tựu chín chi phần được thực hành, có quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn. Ðược thực hành như thế nào, này các Tỷ-kheo, ngày trai giới thành tựu chín chi phần, có quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh là loài hữu tình. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới". Ðây là chi phần thứ nhất được thành tựu.

3. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành trai giới". Ðây là chi phần thứ hai được thành tựu.

4. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lìa, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lìa, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới". Ðây là chi phần thứ ba được thành tựu.

5. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành trai giới". Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu.

6. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu. Hôm nay, đêm này và ngày này ta cũng đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới". Ðây là chi phần thứ năm được thành tựu.

7. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán mỗi ngày dùng một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng dùng mỗi ngày dùng một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới". Ðây là chi phần thứ sáu được thành tựu.

8. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng từ bỏ xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới". Ðây là chi phần thứ bảy được thành tựu.

9. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận giường cao, giường lớn, từ bỏ giường cao, giường lớn, các vị ấy nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ, trên thảm cỏ. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận giường cao, giường lớn, từ bỏ giường cao, giường lớn, ta nằm trên giường thấp, trên giường nhỏ, trên thảm cỏ. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành ngày trai giới". Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu.

10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử với tâm câu hữu với từ, biến mãn một phương và an trú, như vậy phương thứ hai... như vậy phương thứ ba... như vậy phương thứ tư... như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy với tâm câu hữu với từ, biến mãn và an trú, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, được thực hành ngày trai giới thành tựu chín chi phần, có quả lớn, có lợi ích, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng đặc điểm quan trọng của bát quan trai giới là thanh tịnh hoá nội tâm khi Đức Thế Tôn dùng pháp tánh của vị A La Hán làm hình ảnh minh hoạ? - TT Pháp Tân

TK Giac Dang  [8:54 AM] : 
5. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Hôm nay, đêm này và ngày này, ta cũng đoạn tận nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, sẽ thực hành trai giới". Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu.

Thảo luận 2. Phải chăng với 9 pháp mà Đức Thế Tôn dạy trong bài kinh nầy bao gồm cả ba phương diện: không làm tất cả điều ác, huân tu những hạnh lành, thanh lọc tâm ý? - ĐĐ Huy Niệm


Thảo luận 3. Bát quan trai giới chỉ có 8 điều ở đây có thêm pháp thứ 9 (10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử với tâm câu hữu với từ, biến mãn một phương và an trú, như vậy phương thứ hai... như vậy phương thứ ba... như vậy phương thứ tư... như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy với tâm câu hữu với từ, biến mãn và an trú, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.). Phải chăng điều nầy nhấn mạnh sự tu tập bốn vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) cùng với các học giới để thân tâm được thanh tịnh? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận




 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Chữ "trai -uposatha" có liên hệ với điều nào sau đây?
 A. học giới (điều luật do Đức Phật truyền dạy)/
 B. Khung thời gian (hành trì trong một thời gian như trọn ngày và đêm như câu trai hựu tác thời)/ 
C. Thanh tịnh hoá nội tâm (thu thúc lục căn)/ 
D. Cả ba điều trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1: D

Trắc nghiệm 2. Giữ bát quan trai giới đúng nghĩa và có nhiều lợi lạc cần điều nào sau đây?
 A. Sự hiểu biết mục đích của bát quan trai/ 
B. Lòng từ mẫn đối với muôn loại chúng sanh/
 C. Hướng cầu sự thanh tịnh giảm thiểu phiền não / 
D. Cả ba điều trên

ĐĐ Huy Niệm cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đấy ứng hợp với bốn pháp từ bi hỷ xả?
 A. Thân thiện, trắc ẩn, hoà đồng, điềm đạm /
 B. Không hận thù, không vô cảm, không ganh tị, không cực đoan /
 C. Mong muôn loài được vui, mong muôn loài thoát khổ, hoà với niềm vui chung, chấp nhận cuộc đời vì mỗi chúng sanh có nghiệp riêng /
 D. Cả ba câu A, B, C


ĐĐ Huy Niệm cho đáp án câu 3 là D

Tuesday, February 27, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 27-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương IX

Chín Pháp

II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử


(VII) (17) Gia Ðình

1. - Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần, nếu chưa đến thời không nên đến, nếu đã đến thời không nên ngồi xuống. Thế nào là chín?

2. Không vui vẻ đứng dậy; không vui vẻ đảnh lễ; không vui vẻ mời ngồi; nếu có, họ giấu đi; có nhiều, họ cho ít, có đồ tốt, họ cho đồ xấu; họ cho không cẩn thận; họ cho không có chu đáo; họ không có ngồi xung quanh để nghe pháp, không thưởng thức lời nói.

Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần này, nếu chưa đến thời không nên đến, nếu đã đến thời không nên ngồi xuống.

3. Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần, nếu chưa đến thời nên đến, nếu đã đến thời nên ngồi xuống. Thế nào là chín?

4. Họ vui vẻ đứng dậy; họ vui vẻ đảnh lễ; họ vui vẻ mời ngồi; nếu có, họ không giấu đi; có nhiều, họ cho nhiều, có đồ tốt, họ cho đồ tốt; họ cho cẩn thận; họ cho một cách chu đáo; họ ngồi xung quanh để nghe pháp, họ thưởng thức lời nói.

Này các Tỷ-kheo, gia đình nào thành tựu chín chi phần này, nếu chưa đến thời nên đến, nếu đã đến thời nên ngồi xuống.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Một người có lòng thành tạo phước nhưng "nặng về hình thức" thì có giảm bớt phước báu chăng? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 2. Sự tự trọng có phải là ngã chấp trong hình thái tế nhị? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Chúng ta làm thế nào để gìn giữ những giá trị truyền thống trong cuộc sống tất bật hôm nay? - TT Tuệ Quyền


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Trong một lễ trai tăng điều nào sau đây nên có để tạo nên giá trị tốt đẹp cho cả chư tăng và thí chủ? 
A. Thuyết pháp và thính pháp /
 B. Tặng quà cho thí chủ / 
C. Khoá lễ tụng niệm kéo dài / 
D. Có những thượng khách


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1: A

Trắc nghiệm  2. Chư tăng tại các quốc gia Phật giáo mỗi ngày "đi bát" để có thực phẩm độ nhật. Danh từ nào sau đây được xem là tương đồng với hạnh đi bát?
 A. Trì bình / 
B. Khất thực / 
C. Hoá duyên /
 D. Cả ba từ vựng trên

ĐĐ Huy Niệm cho đáp án câu 2 D



Monday, February 26, 2018

Bài học. Thứ Hai ngày 26-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương IX

Chín Pháp

II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử


(VI) (16) Tưởng

1. - Này các Tỷ-kheo, có chín tưởng này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là chín?

2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng ghê tởm đối với các món ăn, tưởng không ưa thích đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham.

Này các Tỷ-kheo, chín tưởng này được tu tập, được làm sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Những pháp quán tưởng như quán bất tịnh, quán sự chết ... khiến cuộc sống buồn hay vui? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận  2. Chúng ta có nên "tránh né" những pháp quán mà bản thân "dị ứng" như sợ ma thì không nên quán về sự chết? - ĐĐ Nguyên Thông



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Thuật ngữ "tưởng - saññā" mang ý nghĩa gần với câu nào sau đây: 
A. Thấy cái nầy tưởng cái kia /
 B. suy diễn không hẳn là tưởng tượng /
C. Nhận thức từ những gì đã từng trãi / 
D. Ký tính hay trí nhớ


TT Pháp Tân cho đáp án câu  1 : .C

 Trắc nghiệm  2. Lợi ích trực tiếp của những pháp quán trong bài kinh hôm nay là?
 A. Giúp chúng ta giảm thiểu chấp thủ /
 B. Khiến chúng ta vui hơn / 
C. Khiến chúng ta buồn nản /
 D. Khiến chúng ta tự tin

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 : A 

Trắc nghiệm 3. Yếu tố nào sau đây cần thiết cho hành giả tu tập trong Phật Pháp?
 A. Khả năng đối diện sự thật / 
B. Khả năng nhận thức bằng trí tuệ hơn là cảm xúc /
 C. Khả năng "thấy pháp" trên thân và tâm của mình/
 D. Cả ba câu trên


TT Pháp Đăng cho đáp án câu  3 : D 




Sunday, February 25, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 25-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương IX

Chín Pháp

II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử


(V) (15) Một Ung Nhọt

1. - Ví như, này chư Hiền, một ung nhọt đã trải nhiều năm. Nó có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. Từ đấy có cái gì chảy ra, chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy; có cái gì nứt chảy, chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy.

5. Ung nhọt, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với thân này do bốn đại tác thành, do cha mẹ sinh ra, do cơm cháo chất chứa nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, tan nát, hủy hoại, hoại diệt, có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. Từ đấy có cái gì chảy ra, chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thúi rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy; có cái gì nứt chảy, chắc chắn bất tịnh nứt chảy, chắc chắn hôi thúi nứt chảy, chắc chắn nhàm chán nứt chảy.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy nhàm chán thân này.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Pháp quán bất tịnh thường được nêu lên chung với pháp quán vô thường, quán khổ não, quán vô ngã như vậy phải chăng là một pháp quán quan trọng của hành giả tu tập thiền quán? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 2. Quán thân bất tịnh có thể tạo cảm giác buồn nản về cuộc sống? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 3. Pháp quán bất tịnh có liên hệ tới phép quán vô thường, khổ, vô ngã thế nào? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây nói lên lợi ích của pháp quán bất tịnh của thân? 
A. Bớt đi sự chấp thủ vì quan niệm "tuyệt đối" /
 B. Bớt đi chấp thủ vì quan niệm "cá biệt" / 
C. Bớt đi chấp thủ vì quan niệm "cái tôi" /
 D. cả ba câu A, B, C đều đúng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 1: D .

Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây nói lên được hiệu năng của pháp quán bất tịnh?
 A. Giảm thiểu chấp thủ về "cái tôi" sẽ giảm bớt buồn giận / 
B. Giảm thiểu chấp thủ cái đẹp tuyệt đối giúp giảm bới dính mắc /
 C. Giảm thiểu chấp thủ về hơn thua giúp giảm thiểu kiêu mạn /
 D. Cả ba câu trên đều cho thấy lơi ích của pháp quán bất tịnh


ĐĐ Huy Niệm cho đáp án câu  2 : D.

Saturday, February 24, 2018

Bài học. Thứ Bảy ngày 24-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương IX

Chín Pháp

II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử


(IV) (14) Tôn Giả Samiddhi

1. Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, chào đón hỏi thăm Tôn giả Sàriputta, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Rồi Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Samiddhi đang ngồi xuống một bên:

- Do sở duyên gì, này Samiddhi, một người khởi lên các tư duy tầm?

- Do danh sắc làm sở duyên, thưa Tôn giả.

- Nhưng này Samiddhi, cái gì khiến chúng đi đến sai khác?

- Các giới, thưa Tôn giả.

- Nhưng này Samiddhi, chúng lấy gì làm tập khởi?

- Lấy xúc làm tập khởi, thưa Tôn giả.

- Này Samiddhi, chúng qui tụ ở đâu?

- Chúng qui tụ ở các cảm thọ, thưa Tôn giả.

- Nhưng này Samiddhi, chúng lấy gì làm thượng thủ?

- Chúng lấy định làm thượng thủ, thưa Tôn giả.

- Nhưng này Samiddhi, chúng lấy gì làm tăng thượng?

- Chúng lấy niệm làm tăng thượng, thưa Tôn giả.

- Này Samiddhi, chúng lấy cái gì làm tối thượng?

- Chúng là tuệ làm tối thượng, thưa Tôn giả.

- Này Samiddhi, chúng lấy gì làm lõi cây?

- Chúng lấy giải thoát làm lõi cây, thưa Tôn giả.

- Này Samiddhi, chúng thể nhập vào gì?

- Chúng thể nhập vào bất tử, thưa Tôn giả.

2. - Khi được hỏi: "Này Samiddhi, do sở duyên gì một người khởi lên các tư duy tầm?", Hiền giả đáp: "Do danh sắc làm sở duyên, thưa Tôn giả". Này Samiddhi, khi được hỏi: "Cái gì khiến chúng đi đến sai khác?", Hiền giả đáp:" Trong các giới, thưa Tôn giả". Khi được hỏi: "Này Samiddhi, chúng lấy gì làm tập khởi?", Hiền giả đáp: "Lấy xúc làm tập khởi, thưa Tôn giả". Khi được hỏi: "Này Samiddhi, chỗ qui tụ của chúng là gì?", Hiền giả đáp: "Chỗ qui tụ của chúng là thọ, thưa Tôn giả". khi được hỏi: "Này Samiddhi, chúng lấy gì làm thượng thủ?", Hiền giả đáp: "Chúng lấy định làm thượng thủ, thưa Tôn giả". Khi được hỏi: "Này Samiddhi, chúng lấy gì làm tăng thượng?", Hiền giả đáp: "Chúng lấy niệm tăng thượng, thưa Tôn giả". Khi được hỏi: "Này Samiddhi, chúng lấy gì làm tối thượng?" Hiền giả đáp: "Chúng lấy tuệ làm tối thượng, thưa Tôn giả". Khi được hỏi: "Này Samiddhi, chúng lấy gì làm lõi cây?", Hiền giả đáp: "Chúng lấy giải thoát làm lõi cây, thưa Tôn giả". Khi được hỏi: "Này Samiddhi, chúng thể nhập vào gì?", Hiền giả đáp: "Chúng thể nhập vào bất tử, thưa Tôn giả". Lành thay, này Samiddhi! Lành thay, này Samiddhi! Hiền giả đã trả lời các câu hỏi. Nhưng Hiền giả chớ có kiêu mạn về vấn đề này.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận  1. Thế giới hiện tượng (danh sắc) là cơ sở của ý nghĩ. Người tu tập có nên quan tâm tới bối cảnh sống của mình hay chỉ nên chú trọng nội tâm? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Mặc dù đa số chúng ta sống với sáu căn, sáu cảnh nhưng mỗi cá nhân có thể thiên nặng về một căn, một cảnh nào đó hơn những căn cảnh khác? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 3. Xúc (sự kết cấu của căn, cảnh, thức) là tập khởi của ý nghĩ. Chúng ta có thể lựa chọn cảnh tốt, xấu, hay, dở cho các giác quan hay do nghiệp? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Tại sao con người dùng cảm thọ là thước đo hạnh phúc?  - ĐĐ Huy Niệm


Thảo luận 5. Sự chú ý của niệm khác với sự chú ý bình thường của chúng ta thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 6. Phải chăng sự tập trung bền bỉ (định) là yếu tính dẫn tới sự thuần thục? - ĐĐ Huy Niệm



 III Trắc Nghiệm

Friday, February 23, 2018

Bài học. Thứ Sáu ngày 23-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương IX

Chín Pháp

II. Phẩm Tiếng Rống Con Sư Tử


(III) (13) Tôn Giả Mahàkotthita

1. Rồi Tôn giả Mahàkotthita đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, chào đón hỏi thăm Tôn giả Sàriputta, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàkotthita nói với Tôn giả Sàriputta:

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ hiện tại, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ trong tương lai"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ tương lai, mong rằng nghiệp ấy, ta được cảm thọ trong hiện tại"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm giác là lạc thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là khổ thọ?"

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

-Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm giác là khổ thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là lạc thọ"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

-Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ là thuần thục, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là không thuần thục"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ là không thuần thục, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là thuần thục"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ là nhiều, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là ít"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ là ít, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là nhiều"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì không được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

- Thưa Hiền giả Sàriputta, có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta không được cảm thọ"?

- Không phải vậy, thưa Hiền giả.

2. - Thưa Hiền giả Sàriputta, vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ hiện tại, mong rằng nghiệp ấy, ta được cảm thọ trong tương lai?" Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả?" Thưa Hiền giả Sàriputta, vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ tương lai, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ hiện tại?" Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Thưa Hiền giả Sàriputta, vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm giác là lạc thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là khổ thọ"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm giác là khổ thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm giác là lạc thọ"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ thuần phục, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ là không thuần phục"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ không thuần phục, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ là thuần phục"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ là nhiều, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là ít"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ là ít, mong rằng nghiệp ấy ta cảm thọ là nhiều"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta không được cảm thọ"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì sao khi được hỏi: "Có phải sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn với hy vọng: "Phàm nghiệp gì không được cảm thọ, mong rằng nghiệp ấy ta được cảm thọ"?. Hiền giả trả lời: "Không phải vậy, thưa Hiền giả". Vì mục đích gì sống Phạm hạnh dưới Thế Tôn?

3. - Thưa Hiền giả, với những gì không biết, không thấy, không đạt, không chứng ngộ, không hiện quán, với mục đích để được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn.

- Nhưng thưa Hiền giả, do không biết gì, không thấy gì, không đạt gì, không chứng ngộ gì, không hiện quán gì, với mục đích để được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán, mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn?

- "Ðây là Khổ", này Hiền giả, là điều không được biết, không được thấy, không đạt, không chứng ngộ, không hiện quán, với mục đích để được biết, được thấy... mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. "Ðây là Khổ tập"... "Ðây là Khổ diệt"... "Ðây là con Ðường đưa đến khổ diệt", này Hiền giả, là điều không được biết, không được thấy, không được đạt, không được chứng ngộ, không được hiện quán, với mục đích được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán, mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Thưa Hiền giả, đây là điều không được biết, không được thấy, không đạt, không được chứng ngộ, không được hiện quán, với mục đích để được biết, được thấy, được đạt, được chứng ngộ, được hiện quán, mà Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Mục đích của đời sống phạm hạnh là: để biết, để thấy, để chứng đạt, để giác ngộ, để thấu triệt ( ñāṇāya dassanāya pattiyā sacchikiriyāya abhisamayāya) tứ đế. Những động từ nầy có ý nghĩa khác biệt thế nào? - ĐĐ Huy Niệm


Thảo luận 2. Nếu nói về cứu cánh của sự tu tập thì "được vui" và "thoát khổ" có khác biệt chăng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học


 III Trắc Nghiệm