Monday, February 19, 2018

Bài học. Thứ Hai ngày 19-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương IX

Chín Pháp

I Phẩm Chánh Giác


(VIII) (8) Du Sĩ Sajjha

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta. Rồi du sĩ Sajjha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm xã giao, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Sajjha bạch Thế Tôn:

2. - Bạch Thế Tôn, có một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Giribaja. Tại đây, bạch Thế Tôn, con có nghe từ miệng Thế Tôn, con có chấp nhận từ miệng Thế Tôn.

" Này Sajjha, Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm năm sự: Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể lấy của không cho, được gọi là ăn trộm; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hành dâm dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể biết mà nói láo; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước làm gia chủ". Bạch Thế Tôn, như vậy không biết con có khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì lời Thế Tôn dạy hay không?

3. - Thật vậy, này Sajjha, như vậy Thầy đã khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì. Xưa kia và cả nay nữa, này Sajjha, Ta đã nói như sau:

"Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm chín sự: Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể lấy của không cho, được gọi là ăn trộm; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hành dâm dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể biết mà nói láo; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước còn làm gia chủ. Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Phật; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Pháp; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận chúng Tăng; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Học pháp".

- Xưa kia và cả nay nữa, Ta tuyên bố như sau:

"Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể vi phạm chín sự".


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Trường hợp nào sau đây được ghi nhận là có xẩy ra trong kinh điển? 
A. Đức Phật từng xác nhận một tướng cướp cuồng sát từ bỏ đao trượng là một vị A la hán /
 B. Đức Phật từng xác nhận một sa di bảy tuổi là một vị A La Hán /
 C. Đức Phật từng xác nhận một người ngoại đạo mới vào tu là một vị A La Hán /
 D. Cả ba trường hợp trên được ghi nhận trong kinh điển


TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Sự xác nhận một người là A La Hán của Đức Phật mang tính hệ trọng vì lý do nào sau đây? 
A. Người đó vĩnh viễn không thể có sự hiểu sai về pháp tánh của vạn hữu /
 B. Người đó vĩnh viễn không thể có phiền não tham, sân, si /
 C. Người đó vĩnh viễn sống với niềm tin bất động ở Tam Bảo / 
D. Cả ba điều trên


TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Một vị A la hán đúng nghĩa theo kinh điển không thể có điều nào sau đây?
 A. Vị đó tuyệt đối không có ý gây tổn hại đối với bất cứ chúng sanh nào /
 B. Vi đó tuyệt đối không chất chứa tài sản để lo toan về tương lai /
 C. Vị đó tuyệt đối không có hành động đi ngược lại giáo lý nhân quả (như giới cấm thủ) / 
D. cả ba điều trên


ĐĐ Huy Niệm cho đáp án câu 3 là D

Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây có thể được xem là đúng theo Tam tạng kinh điển?
 A. Một vị A la hán không nhất thiết là có thần thông (phép mầu) /
 B. Một vị A La Hán không nhất thiết là tướng hảo quang minh / 
C. Một vị A La Hán không nhất thiết là vị thông suốt kinh điển /
 D. Cả ba câu A, B, C đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 4 là D

Trắc nghiệm 5. Niềm tin nào sau đây được gọi là "chánh tín"? 
A. Tin có những bậc tu hành thành tựu đạo quả / 
B. Tin một bậc giải thoát thật sự là bậc đoạn tận tất cả phiền não / 
C. Tin một vị A la hán là người sống tuyệt đối với tâm tư "bất hại -ahimsa" đối với muôn loài dù bất cứ hoàn cảnh nào / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 5 là D

No comments:

Post a Comment