Thursday, February 8, 2018

Bài học. Thứ Năm ngày 8-2-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm

Chương 8

X. Tham Ái

Từ Thắng Tri Tham Ái (1) đến (5) Các Pháp Khác

(I) (1) Thắng Tri Tham Ái (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp cần phải tu tập. Thế nào là tám?

2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.

(I) (1) Thắng Tri Tham Ái (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp cần phải tu tập. Thế nào là tám?

2. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc có hạn lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ nhất.

3. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc không có hạn lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ hai.

4. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ ba.

5. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ tư.

6. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ năm.

7. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ sáu.

8. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ bảy.

9. Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ tám.

Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.

(III) (3) Thắng Tri Tham Ái (3)

1. - Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập. Thế nào là tám?

2. Tự mình có sắc, thấy các sắc, quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; chú tâm trên suy tưởng (sắc là) tịnh. Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những khác biệt với suy tư "hư không là vô biên", chúng và trú Không vô biên xứ, với suy tư "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì", chúng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng.

Này các Tỷ-kheo, muốn thắng tri tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.

(IV) (4) Tham Ái

- Muốn liễu tri tham ái... muốn tận diệt tham ái... muốn đoạn tận tham ái... muốn trừ diệt tham ái... muốn hủy diệt tham ái... muốn ly tham tham ái... muốn đoạn diệt tham ái... muốn trừ khử tham ái... muốn từ bỏ tham ái, tám pháp này cần phải tu tập.

(V) (5) Các Pháp Khác


- Ðối với sân... đối với si... đối với phẫn nộ... đối với hiềm hận... đối với giả dối... đối với não hại... đối với tật đố... đối với xan lẫn... đối với man trá... đối với phản bội... đối với ngoan cố.... đối với bồng bột nông nổi... đối với mạn... đối với tăng thượng mạn... đối với đắm say... Muốn thắng tri phóng dật... muốn liễu tri... muốn diệt tận... muốn đoạn tận... muốn trừ diệt... muốn hủy diệt... muốn ly tham... muốn đoạn diệt... muốn trừ khử... muốn xóa bỏ phóng dật, tám pháp này cần phải tu tập.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng trong 8 giải thoát của bài kinh có sự tu tập của tuệ quán? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Trong đoạn kinh "Muốn liễu tri tham ái... muốn tận diệt tham ái... muốn đoạn tận tham ái... muốn trừ diệt tham ái... muốn hủy diệt tham ái... muốn ly tham tham ái... muốn đoạn diệt tham ái... muốn trừ khử tham ái... muốn từ bỏ tham ái, (“rāgassa, bhikkhave, pariññāya ... pe ... parikkhayāya... pahānāya... khayāya... vayāya... virāgāya... nirodhāya... cāgāya... paṭinissaggāya ... pe ... ime aṭṭha dhammā bhāvetabbā”.) có nhiều từ vựng như là đồng nghĩa trùng lập. Người học Phật nên hiểu và phân biệt thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Trong đoạn kinh sau: " Ðối với sân... đối với si... đối với phẫn nộ... đối với hiềm hận... đối với giả dối... đối với não hại... đối với tật đố... đối với xan lẫn... đối với man trá... đối với phản bội... đối với ngoan cố.... đối với bồng bột nông nổi... đối với mạn... đối với tăng thượng mạn... đối với đắm say... Muốn thắng tri phóng dật... muốn liễu tri... muốn diệt tận... muốn đoạn tận... muốn trừ diệt... muốn hủy diệt... muốn ly tham... muốn đoạn diệt... muốn trừ khử... muốn xóa - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment