Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương X - Mười Pháp
XIII. Phẩm Thanh Tịnh
(I) (123) Các Pháp Thanh Tịnh đến (XI) (133) Chánh Tánh
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(II) (124) Pháp Chưa Khởi
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(III) (125) Pháp Có Quả Lớn
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IV) (126) Cứu Cánh Nhiếp Phục Tham
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(V) (127) Nhất Hướng Nhàm Chán
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VI) (128) Ðược Tu Tập (1)
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa được khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VII) (129) Ðược Tu Tập (2)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VIII) (130) Ðược Tu Tập (3)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IX) (131) Ðược Tu Tập(4)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(X) (132) Tà Tánh
1. Có mười tà tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
2. Tà kiến... tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có mười tà tánh này.
(XI) (133) Chánh Tánh
1. Có mười chánh tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
2. Chánh kiến... chánh giải thoát.
Có mười chánh tánh này, này các Tỷ kheo.
(II) (124) Pháp Chưa Khởi
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(III) (125) Pháp Có Quả Lớn
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IV) (126) Cứu Cánh Nhiếp Phục Tham
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(V) (127) Nhất Hướng Nhàm Chán
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VI) (128) Ðược Tu Tập (1)
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa được khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VII) (129) Ðược Tu Tập (2)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VIII) (130) Ðược Tu Tập (3)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IX) (131) Ðược Tu Tập(4)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến... chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(X) (132) Tà Tánh
1. Có mười tà tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
2. Tà kiến... tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có mười tà tánh này.
(XI) (133) Chánh Tánh
1. Có mười chánh tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
2. Chánh kiến... chánh giải thoát.
Có mười chánh tánh này, này các Tỷ kheo.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
III Trắc Nghiệm
A. Có thấy đúng mới nghĩ đúng (chánh tư duy), rồi sống đúng (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) và tu đúng (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) /
B. Vì chánh kiến dễ có không phải nhiều công phu như chánh niệm, chánh định../
C. Vì đó là bước đầu để quy y Tam Bảo /
D. Vì chánh kiến là điều kiện tiên quyết để hoà hợp với Tăng chúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1 : .A
Trắc nghiệm 2. Thí dụ nào sau đây cho thấy “từ chánh kiến có chánh tư duy”?
A. Một người hiểu điều tốt thì tâm sẽ tốt /
B. Một người thật sự thấy được vui khổ đều có nguyên nhân thì không muốn nuôi dưỡng tà niệm
C. Một người sợ tội sẽ không dám suy nghĩ quấy /
D. Một người có đức tin thì tâm sẽ tốt
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2 : .B
Trắc nghiệm 3. Tại sao “từ chánh tư duy có chánh ngữ”?
A. Tư duy văn minh thì ngôn ngữ có văn hoá /
B. Khéo suy nghĩ thì khéo ăn nói /
C. Không có dục tư duy, sân tư duy, hại tư suy thì không thể cố ý nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói phù phiếm /
D. Vì tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3: D
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 3: C
Trắc nghiệm 4. Chánh ngữ và chánh nghiệp tương quan thế nào?
A. Lời nói hiền thiện cho thấy đối với tha nhân có từ tâm /
B. Người có từ tâm với tha nhân thì hành động không tổn hại ai /
C. Hành động không tổn hại tha nhân là yếu tính của chánh nghiệp /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 4: D.
Trắc nghiệm 5. Tại sao “từ chánh nghiệp có chánh mạng”?
A. Người có hành động hiền thiện nghĩa là không muốn làm tổn thương chúng sanh khác /
B. Chánh mạng có nghĩa là không vì sinh nhai mà gây thương tổn cho chúng sanh nào/
C. Ai cũng phải mưu sinh nhưng người sống với chánh nghiệp không thể sinh kế bằng tà mạng /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng cho đáp án Câu Số 5 : .D
No comments:
Post a Comment