Wednesday, July 25, 2018

Bài học. Thứ Năm ngày 26-8-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm

Chương XI - Mười Một Pháp
  
I. Phẩm Y Chỉ

(IX) (9) Tác Ý

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có thể chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, có thể không tác ý đến mắt, có thể không tác ý đến sắc, có thể không tác ý đến tai, có thể không tác ý đến tiếng, có thể không tác ý đến mũi, có thể không tác ý đến hương, có thể không tác ý đến lưỡi, có thể không tác ý đến vị, có thể không tác ý đến thân, có thể không tác ý đến xúc, có thể không tác ý đến đất, có thể không tác ý đến nước, có thể không tác ý đến lửa, có thể không tác ý đến gió, có thể không tác ý đến Không vô biên xứ, có thể không tác ý đến Thức vô biên xứ, có thể không tác ý đến Vô sở hữu xứ, có thể không tác ý đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có thể không tác ý đến đời này, có thể không tác ý đến đời sau. Phàm điều gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ý suy nghĩ đến, vị ấy có thể không có tác ý. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tác ý?

2. Này Ananda, có thể như vậy: Một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, có thể không tác ý đến mắt, có thể không tác ý đến sắc... (như trên, 9.1)... được ý suy nghĩ đến, vị ấy có thể không có tác ý. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tác ý.

3. Bạch Thế Tôn, nhưng thế nào, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, có thể không tác ý đến mắt, có thể không tác ý đến sắc... được ý suy nghĩ đến, vị ấy có thể không có tác ý. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tác ý?

4. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tác ý như sau: "Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn". Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể không tác ý đến mắt, có thể không tác ý đến sắc... được ý suy nghĩ đến, vị ấy có thể không có tác ý. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tác ý.

TK Giac Dang  [8:22 AM] :   “siyā, ānanda, bhikkhuno tathārūpo samādhipaṭilābho yathā na cakkhuṃ manasi kareyya, na rūpaṃ manasi kareyya, na sotaṃ manasi kareyya, na saddaṃ manasi kareyya, na ghānaṃ manasi kareyya, na gandhaṃ manasi kareyya, na jivhaṃ manasi kareyya, na rasaṃ manasi kareyya, na kāyaṃ manasi kareyya, na phoṭṭhabbaṃ manasi kareyya, na pathaviṃ manasi kareyya, na āpaṃ manasi kareyya, na tejaṃ manasi kareyya, na vāyaṃ manasi kareyya, na ākāsānañcāyatanaṃ manasi kareyya, na viññāṇañcāyatanaṃ manasi kareyya, na ākiñcaññāyatanaṃ manasi kareyya, na nevasaññānāsaññāyatanaṃ manasi kareyya, na idhalokaṃ manasi kareyya, na paralokaṃ manasi kareyya, yampidaṃ diṭṭhaṃ sutaṃ mutaṃ viññātaṃ pattaṃ pariyesitaṃ anuvicaritaṃ manasā, tampi na manasi kareyya; manasi ca pana kareyyā” 


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp



 III Trắc Nghiệm


No comments:

Post a Comment