Sunday, July 8, 2018

Bài học. Thứ Hai ngày 9-7-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương X - Mười Pháp

XII. Phẩm Ði Xuống

(I) (113) Phi Pháp

1. Phi pháp và phi mục đích này, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích?

2. Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi pháp và phi mục đích. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích?

3. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp và mục đích.

4. Và này các Tỷ-kheo, phi pháp và phi mục đích cần phải hiểu biết; pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi hiểu biết phi pháp và phi mục đích sau khi hiểu biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. 

(II) (114) Không Phải Mục Ðích

1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp? Thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích và thế nào là mục đích?

2. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh kiến là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà kiến được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh kiến đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh tư duy là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà tư duy được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh tư duy đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh ngữ là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà ngữ sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh ngữ đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh nghiệp là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà nghiệp được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh nghiệp đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà mạng, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh mạng là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà mạng sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh mạng đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh tinh tấn là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà tinh tấn sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh tinh tấn đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà niệm, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh niệm là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà niệm sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh niệm đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà định, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh định là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà định sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh định đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà trí, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh trí là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà trí sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh trí đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh giải thoát là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà giải thoát sanh khởi, đây là phi mục đích. Và những thiện pháp do duyên chánh giải thoát đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích.


3. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành. Ðược nói như vậy, do duyên này được nói đến như vậy.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Tu đúng hay tu sai theo Tam Tạng Pali thường y cứ vào chuẩn mực nào sau đây?
 A. Pháp tu có được đông người thực hành / 
B. Pháp tu đó có khiến người thực hành để lại xá lợi sau khi chết /
 C. Pháp tu đó có làm thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp suy giảm / 
D. Pháp tu đó có phải được thầy tổ truyền trao

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1: C

Trắc nghiệm 2. Chánh kiến hay tà kiến trong bài kinh nầy đề cập trong bài kinh nầy nên hiểu theo ý nghĩa nào sau đây? 
A. liên hệ hay không liên hệ tới thường kiến, đoạn kiến /
 B. Cái nhìn về sự tu tập y cứ trên nhận thức về sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ, con đường dẫn tới diệt khổ /
 C. Chánh kiến là quan điểm như trong câu "bất đồng chánh kiến" / 
D. Chánh kiến là cái nhìn hợp với đức tin tôn giáo


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: B

Trắc nghiệm 3. Tại sao chánh tư duy đặc biệt nói về ý nghĩ của hành giả đối với người khác qua ba điểm: không nghĩ bằng dục niệm, bằng sân tâm, bằng hận thù? 
A. Nhân ngã bĩ thử là những gì thường gậm nhấm sự suy tư hằng ngày của con người /
 B. Ít khi chúng ta nghĩ về người khác với tâm từ, bi, hỷ , xả / 
C. Thường nghĩ về người khác bằng dục tham, sân tâm, thù hận là thói quen cố hữu của con người / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Huy Niệm cho đáp án trắc nghiệm 3: D

Trắc nghiệm 4. Sinh kế ảnh hưởng tới sự tập của hành giả qua phương diện nào sau đây?
 A. Nghề thì tạo nghiệp /
 B. Cái gì thường làm thì ảnh hưởng cá tính /
 C. Ai vì sự sống của mình mà bất chấp là việc mưu sinh có gây đau khổ cho chúng sanh khác hay không thì không thể tiến bộ trong sự tu tập/ 
D. Cả ba câu a, b, c

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D

Trắc nghiệm 5. Điều nào sau đây không thể gọi là sự giải thoát đích thực đối với đau khổ?
 A. Sống trong mơ mộng thay vì với thực tại /
 B. Tự tử để không sống tiếp tục với sự bế tắc nào đó / 
C. Sống phiêu diêu trong sự sử dụng ma tuý /
 D. Cả ba điều trên đều là tà giải thoát

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5: D

Trắc nghiệm 6. Tại sao trí tuệ thấy rõ sự sanh diệt được Đức Phật gọi là chánh trí? 
A. Vì sanh và diệt là những mấu chốt để nắm bắt thực tại / 
B. Thấy được sự sanh diệt ở thân và tâm chính mình sẽ có khả năng xoá tan ảo giác về "tôi là, của tôi..." /
 C. Nhận diện sanh diệt càng tinh tế thì định và niệm càng cao /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 6: D

No comments:

Post a Comment