Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương XI - Mười Một Pháp
I. Phẩm Y Chỉ
(X) (10) Sandha
1. Một thời Thế Tôn trú ở Nàtika, tại ngôi nhà có lợp ngói. Rồi Tôn giả Sandha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sandha đang ngồi một bên:
2. Này Sandha, hãy tu Thiền với sự Thiền định của con ngựa thuần thục, chớ có với Thiền định của con ngựa chưa thuần thục. Và này Sandha, thế nào là Thiền định của con ngựa chưa thuần thục?
3. Con ngựa chưa thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, liền Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn". Vì sao? Này Sandha, con ngựa chưa thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, không có nghĩ như sau: "Không biết hôm nay, người đánh xe điều phục ngựa sẽ bảo ta làm việc gì? Nay ta có thể làm gì để báo đáp? " Con ngựa bị cột vào máng ăn, chỉ Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn! " Cũng vậy, này Sandha, ở đây có hạng người chưa được thuần thục, khi đi đến ngôi rừng, hay khi đi đến gốc cây, hay khi đi đến ngôi nhà trống, trú với tâm bị dục tham ám ảnh, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên. Người ấy tàng trữ dục tham vào trong, rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán, trú với tâm bị sân ám ảnh, bị sân chi phối... trú với tâm bị hôn trầm thụy miên ám ảnh, bị hôn trầm thụy miên chi phối... trú với tâm bị trạo hối ám ảnh, bị trạo hối chi phối... trú với tâm bị nghi hoặc ám ảnh, bị nghi hoặc chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên. Người ấy tàng trữ nghi hoặc vào trong, rồi Thiền tư, Thiền lự, Thiền liên tục, Thiền quán. Người ấy Thiền tư, y chỉ vào đất, Thiền tư y chỉ vào nước, Thiền tư y chỉ vào lửa, Thiền tư y chỉ vào gió, Thiền tư y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Thiền tư y chỉ vào đời này, Thiền tư y chỉ vào đời sau, phàm điều gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ý suy tư, đều ý chỉ vào đấy người ấy Thiền tư. Như vậy, này Sandha là người Thiền tư không thuần thục. Và này Sandha, như thế nào là Thiền tư như con ngựa thuần thục?
4. Con ngựa hiền lương, này Sandha, con ngựa được thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, không có Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn! " Vì sao? Này Sandha, con ngựa đã thuần thục, khi bị cột vào máng ăn, suy nghĩ như sau: "Không biết hôm nay, người đánh xe điều phục ngựa sẽ bảo ta làm việc gì? Nay ta có thể làm gì để báo đáp? " Con ngựa bị cột vào máng ăn, không có Thiền tư: "Cỏ ăn, cỏ ăn! " Con ngựa hiền lương, này Sandha, được thuần thục, nhìn sự áp dụng cây gậy thúc ngựa hiền lương như là món nợ, như là trói buộc, như là một thiệt hại, như là một điềm xấu. Cũng vậy, này Sandha, con người hiền thiện, thuần thục, khi đi đến khu rừng, khi đi đến gốc cây, khi đi đến ngôi nhà trống, trú với tâm không bị dục tham ám ảnh, không bị dục tham chinh phục, như thật quán tri sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên. Vị ấy an trú với tâm không bị sân ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị si ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị trạo hối ám ảnh... Vị ấy an trú với tâm không bị nghi hoặc ám ảnh, không bị nghi hoặc chinh phục, như thật rõ biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên. Vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió, Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau, phàm điều gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ý suy tư, Thiền tư không y chỉ vào cái ấy. Tuy vậy, vị ấy vẫn có Thiền tư. Lại nữa, này Sandha, với vị ấy Thiền tư như vậy, chư Thiên với Thiên chủ, các Phạm thiên với chúng Phạm thiên, dầu từ xa, đảnh lễ con người hiền thiện thuần thục:
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người hiền, thuần thục,
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người bậc Thượng thủ,
Y chỉ gì Ngài Thiền,
Chúng tôi không được biết.
5. Khi nghe nói như vậy, Tôn giả Sandha bạch Thế Tôn:
- Thiền tư như thế nào, bạch Thế Tôn là con người hiền thiện thuần thục Thiền tư? Vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió, Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau, và phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được tầm cầu, được đạt đến, được ý suy tư, vị ấy Thiền tư, không y chỉ vào cái ấy. Tuy vậy vị ấy vẫn thiền tư. Thiền tư như thế nào, bạch Thế Tôn là con người hiền thiện thuần thục, khiến chư Thiên với Thiên chủ, các Phạm thiên với chúng Phạm thiên dầu từ xa, đảnh lễ con người hiền thiện thuần thục:
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người hiền, thuần thục,
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người bậc Thượng thủ,
Y chỉ gì Ngài Thiền,
Chúng tôi không được biết?
6. Ở đây này Sandha, với con người hiền thiện thuần thục, tưởng đất trong đất được sáng tỏ, tưởng nước trong nước được sáng tỏ, tưởng gió trong gió được sáng tỏ, tưởng lửa trong lửa được sáng tỏ, tưởng Không vô biên xứ trong Không vô biên xứ được sáng tỏ, tưởng Thức vô biên xứ trong Thức vô biên xứ được sáng tỏ, tưởng Vô sở hữu xứ trong Thức vô sở hữu xứ được sáng tỏ, tưởng Phi tưởng phi phi tưởng xứ trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ được sáng tỏ, tưởng thế giới này trong thế giới này được sáng tỏ, tưởng thế giới sau trong thế giới sau được sáng tỏ, phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được tầm cầu, được đạt đến, được ý suy tư, tưởng ấy được sáng tỏ. Thiền tư như vậy, này Sandha là người đã hiền thiện thuần thục, vị ấy Thiền tư không y chỉ vào đất, Thiền tư không y chỉ vào nước, Thiền tư không y chỉ vào lửa, Thiền tư không y chỉ vào gió, Thiền tư không y chỉ vào Không vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Thức vô biên xứ, Thiền tư không y chỉ vào Vô sở hữu xứ, Thiền tư không y chỉ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Thiền tư không y chỉ vào thế giới này, Thiền tư không y chỉ vào thế giới sau. Phàm cái gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý suy tư, Thiền tư không y chỉ vào cái ấy. Tuy vậy vẫn có Thiền tư. Do Thiền tư như vậy, này Sandha, là con người hiền thiện thuần thục, khiến chư Thiên với Thiên chủ, các Phạm thiên với chúng Phạm thiên dầu từ xa, đảnh lễ con người hiền thiện thuần thục:
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người hiền, thuần thục,
Chúng tôi đảnh lễ Ngài,
Con người bậc Thượng thủ,
Y chỉ gì Ngài Thiền,
Chúng tôi không được biết.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
III Trắc Nghiệm
A. Thiếu phước /
B. Thái độ của dục tham, sân hận, hôn thuỵ, trạo hối, nghi hoặc /
C. Thiếu duyên lành /
D. Hoàn cảnh gia đình
_ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: B
Trắc nghiệm 2. Đức Phật dạy tôn giả Sona khi hành thiền nên tránh như người đánh đàn nếu dây đàn quá căng thì dễ đứt mà quá dùn sẽ không tạo nên thanh âm. Điều nào sao đây được xem là không làm đúng với lời dạy của Đức Phật?
A. Tu thiền để tìm sự an lạc /
B. Tu thiền là tìm sự khắc kỷ /
C. Tu thiền là sống với sự rỗng không , không đi tới đâu /
D. Cả ba điều trên
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2. D
Trắc nghiệm 3. Trong bài kinh hôm nay Đức Phật dạy về năm pháp ngăn ngại (pháp cái) được xem là điều nào sau đây?
A. Thái độ của người tu tập đối với việc hành thiền /
B. Phương châm hành động /
C. Những giai đoạn phải đi qua /
D. Những phiền não đáng sợ nhất
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3. A
No comments:
Post a Comment