Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương XI - Mười Một Pháp
II. Phẩm Tùy Niệm
(II) (14) Nandiya
1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Lúc bấy giờ, Thế Tôn muốn an cư vào mùa mưa tại Sàvatthi. Họ Thích Nandiya được nghe: "Thế Tôn muốn an cư vào mùa mưa tại Sàvatthi". Họ Thích Nandiya suy nghĩ như sau: "Ta hãy đến trú ở Sàvatthi vào mùa mưa. Tại đây, ta sẽ chăm lo công việc, và thỉnh thoảng có dịp được yết kiến Thế Tôn". Rồi Thế Tôn đến trú ở Sàvatthi trong mùa mưa và họ Thích Nandiya cùng đến trú ở Sàvatthi vào mùa mưa, và tại đấy chăm lo công việc, và thỉnh thoảng có dịp được yết kiến Thế Tôn.
2. Lúc bấy giờ, nhiều vị Tỷ-kheo làm y cho Thế Tôn, nghĩ rằng: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ bộ hành ra đi". Họ Thích Nandiya được nghe: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ bộ hành ra đi". Họ Thích Nandiya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ Thích Nandiya bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, con nghe nói, nhiều Tỷ-kheo làm y cho Thế Tôn, nghĩ rằng: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ bộ hành ra đi". Bạch Thế Tôn, giữa những người an trú với những an trú khác nhau, chúng con nên an trú với an trú của ai?
3. Lành thay, lành thay, này Nandiya. như vậy thật xứng đáng cho thiện nam tử các Ông, sau khi đi đến Thế Tôn đã hỏi như vậy: "Bạch Thế Tôn, giữa các người an trú với các an trú khác nhau, chúng con nên an trú với an trú của ai? ". Này Nandiya, hãy nhập cuộc với lòng tin, không với không có lòng tin. Hãy nhập cuộc với có giới, không phải với không giới. Hãy nhập cuộc với tinh cần tinh tấn, không với biếng nhác. Hãy nhập cuộc với trú niệm, không với thất niệm. Hãy nhập cuộc với định, không với không định. Hãy nhập cuộc với trí tuệ, không với liệt tuệ.
Sau khi an trú trong sáu pháp, này Nandiya, hãy tu tập thêm nữa năm pháp này.
4. Ở đây, này Nandiya, Ông hãy tùy niệm Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Như vậy, này Nandiya, duyên vào Như Lai, ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
5. Lại nữa, này Nandiya, Ông phải tùy niệm Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo nói, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Như vậy, này Nandiya, duyên vào Pháp, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
6. Lại nữa, này Nandiya, cần phải tùy niệm bạn lành: "Thật có lợi cho ta! Thật khéo có lợi cho ta, rằng ta có các bạn lành biết thương mến ta, muốn ta được lợi ích, giáo giới giảng dạy". Như vậy, này Nandiya, duyên vào bạn lành, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
7. Lại nữa, này Nandiya, cần phải tùy niệm thí của mình: "Thật có lợi cho ta! Thật khéo có lợi cho ta, rằng ta sống an trú với tâm ly cấu uế, xan tham, cùng với quần chúng bị xan tham ám ảnh, bố thí rộng rãi, với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí". Này Nandiya, như vậy duyên vào thí, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
8. Lại nữa, này Nandiya, hãy tùy niệm chư Thiên: "Các chư Thiên ấy, vượt qua sự cộng trú với chư Thiên dùng các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý tác thành, các chư Thiên ấy quán thấy tự mình không có gì nữa phải làm, không cần phải làm lại những gì đã làm. Ví như, này Nandiya, Tỷ-kheo được phi thời giải thoát quán thấy tự mình không có gì nữa phải làm, không cần phải làm lại những gì đã làm. Cũng vậy, này Nandiya, các chư Thiên ấy vượt qua sự cộng trú với chư Thiên dùng các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý tác thành, các chư Thiên ấy quán thấy tự mình không có gì nữa phải làm, không cần phải làm lại những gì đã làm. Như vậy, này Nandiya, duyên vào chư Thiên, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
Thành tựu với mười một pháp này, này Nandiya, vị Thánh đệ tử từ bỏ các ác bất thiện pháp, không chấp thủ chúng. Ví như, này Nandiya, một cái ghè bị úp ngược, nước đã đổ ra, không thể đem hốt lại. Ví như ngọn lửa đốt một khóm rừng đầy cỏ khô đã được cháy lan tới, không có trở lui đốt lại vật đã bị cháy. Cũng vậy, này Nandiya, thành tựu với mười một pháp này, vị Thánh đệ tử từ bỏ các ác bất thiện pháp, không có chấp thủ chúng.
1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Lúc bấy giờ, Thế Tôn muốn an cư vào mùa mưa tại Sàvatthi. Họ Thích Nandiya được nghe: "Thế Tôn muốn an cư vào mùa mưa tại Sàvatthi". Họ Thích Nandiya suy nghĩ như sau: "Ta hãy đến trú ở Sàvatthi vào mùa mưa. Tại đây, ta sẽ chăm lo công việc, và thỉnh thoảng có dịp được yết kiến Thế Tôn". Rồi Thế Tôn đến trú ở Sàvatthi trong mùa mưa và họ Thích Nandiya cùng đến trú ở Sàvatthi vào mùa mưa, và tại đấy chăm lo công việc, và thỉnh thoảng có dịp được yết kiến Thế Tôn.
2. Lúc bấy giờ, nhiều vị Tỷ-kheo làm y cho Thế Tôn, nghĩ rằng: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ bộ hành ra đi". Họ Thích Nandiya được nghe: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ bộ hành ra đi". Họ Thích Nandiya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ Thích Nandiya bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, con nghe nói, nhiều Tỷ-kheo làm y cho Thế Tôn, nghĩ rằng: "Khi y làm xong, Thế Tôn sau ba tháng sẽ bộ hành ra đi". Bạch Thế Tôn, giữa những người an trú với những an trú khác nhau, chúng con nên an trú với an trú của ai?
3. Lành thay, lành thay, này Nandiya. như vậy thật xứng đáng cho thiện nam tử các Ông, sau khi đi đến Thế Tôn đã hỏi như vậy: "Bạch Thế Tôn, giữa các người an trú với các an trú khác nhau, chúng con nên an trú với an trú của ai? ". Này Nandiya, hãy nhập cuộc với lòng tin, không với không có lòng tin. Hãy nhập cuộc với có giới, không phải với không giới. Hãy nhập cuộc với tinh cần tinh tấn, không với biếng nhác. Hãy nhập cuộc với trú niệm, không với thất niệm. Hãy nhập cuộc với định, không với không định. Hãy nhập cuộc với trí tuệ, không với liệt tuệ.
Sau khi an trú trong sáu pháp, này Nandiya, hãy tu tập thêm nữa năm pháp này.
4. Ở đây, này Nandiya, Ông hãy tùy niệm Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Như vậy, này Nandiya, duyên vào Như Lai, ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
5. Lại nữa, này Nandiya, Ông phải tùy niệm Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo nói, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Như vậy, này Nandiya, duyên vào Pháp, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
6. Lại nữa, này Nandiya, cần phải tùy niệm bạn lành: "Thật có lợi cho ta! Thật khéo có lợi cho ta, rằng ta có các bạn lành biết thương mến ta, muốn ta được lợi ích, giáo giới giảng dạy". Như vậy, này Nandiya, duyên vào bạn lành, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
7. Lại nữa, này Nandiya, cần phải tùy niệm thí của mình: "Thật có lợi cho ta! Thật khéo có lợi cho ta, rằng ta sống an trú với tâm ly cấu uế, xan tham, cùng với quần chúng bị xan tham ám ảnh, bố thí rộng rãi, với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí". Này Nandiya, như vậy duyên vào thí, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
8. Lại nữa, này Nandiya, hãy tùy niệm chư Thiên: "Các chư Thiên ấy, vượt qua sự cộng trú với chư Thiên dùng các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý tác thành, các chư Thiên ấy quán thấy tự mình không có gì nữa phải làm, không cần phải làm lại những gì đã làm. Ví như, này Nandiya, Tỷ-kheo được phi thời giải thoát quán thấy tự mình không có gì nữa phải làm, không cần phải làm lại những gì đã làm. Cũng vậy, này Nandiya, các chư Thiên ấy vượt qua sự cộng trú với chư Thiên dùng các món ăn đoàn thực, được sanh với thân do ý tác thành, các chư Thiên ấy quán thấy tự mình không có gì nữa phải làm, không cần phải làm lại những gì đã làm. Như vậy, này Nandiya, duyên vào chư Thiên, Ông hãy an trú niệm trong nội tâm.
Thành tựu với mười một pháp này, này Nandiya, vị Thánh đệ tử từ bỏ các ác bất thiện pháp, không chấp thủ chúng. Ví như, này Nandiya, một cái ghè bị úp ngược, nước đã đổ ra, không thể đem hốt lại. Ví như ngọn lửa đốt một khóm rừng đầy cỏ khô đã được cháy lan tới, không có trở lui đốt lại vật đã bị cháy. Cũng vậy, này Nandiya, thành tựu với mười một pháp này, vị Thánh đệ tử từ bỏ các ác bất thiện pháp, không có chấp thủ chúng.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
III Trắc Nghiệm
A. Lòng thương kính đối với Đức Thế Tôn nên thể hiện bằng sự niệm tưởng về ân lành của Phật Pháp Tăng /
B. Cảm xúc chân thành và lý trí có thể song hành trong cuộc sống /
C. Từ niềm tin dẫn đến thực hành đó là điều được khuyến khích thay vì chỉ bằng lòng với đức tin có được /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1. D
Trắc nghiệm 2. Tùy niệm về chư thiên có lợi lạc nào sau đây?
A. Là niềm tin có các loại hoá sanh (thay vì duy vật) /
B. Sự hoan hỷ đối với phước báu (thay vì chỉ để tâm tới sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc..) /
C. Thường nghĩ tưởng đến "sự quan phòng của những vị vô hình" khiến cuộc sống chánh trực tốt đẹp hơn /
D. Cả ba câu trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2.D
Trắc nghiệm 3. Phương thức tu tập bằng các pháp tuỳ niệm (như lời kinh: Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân khinh an, cảm giác lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh.) bao gồm những điều nào sau đây?
A. Sự suy niệm ân lành của Phật, Pháp, Tăng .. khiến tâm được hoan hỷ /
B. Từ sự hân hoan đối với giá trị tinh thần giúp chúng ta nhẹ nhàng với những nhu cầu vật chất
/ C. Từ thân tâm nhẹ nhàng đưa đến trạng thái định tĩnh /
D. Cả ba điều trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 3. D
Trắc nghiệm 4. Lý do nào sau đây có thể khiến chúng ta buồn chán không hăng hái trong sự tu học?
A. Có thể vì thiếu sự hiểu biết về ân lành của Tam Bảo, của thí, của giới, của chư thiên /
B. Có khi có sự hiểu biết nhưng không thường niệm tưởng nên không có sự khắn khít /
C. Đời sống nội tâm nghèo nàn /
D. Cả ba điều trên đều có thể là lý do
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4. D
Trắc nghiệm 5. Câu sau đây trong Minh Tâm Bửu Giám: Lễ Phật giả, kỉnh Phật chi đức /Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân/ Khán kinh giả, minh Phật chi lý /Toạ Thiền giả, đăng Phật chi cảnh/ Chứng ngộ giả, đắc Phật chi đạo nếu suy nghiệm theo tinh thần của bài kinh hôm nay thì có thể nói với điều nào sau đây?
A. Hoàn toàn sai /
B. Hoàn toàn hợp lý /
C. Gần với kinh điển Pali hơn là quan niệm thường có với đa số Phật tử /
D. Câu B và C đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5. D
No comments:
Post a Comment