Wednesday, August 29, 2018

Bài học. Thứ Năm ngày 30-8-2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; ĐĐ Huy Niệm

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH
HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/8/2018

14. Kinh Ðại bổn (Mahàpadàna sutta) 
Phần I


Tổng quan Kinh Đại Bổn

Kinh Đại Bổn - mahāpadānasuttaṁ theo sớ giải thì padàna chỉ cho dấu chân. Mahāpadāna có nghĩa là những dấu chân vĩ đại. Nội dung đề cập tới sanh , danh tánh , tộc tánh, đại nhân tướng,  giới hạnh, pháp hạnh, tuệ hạnh và sự giải thoát cao quý của bảy vị Phật: Thế Tôn Vipassì (Tỳ-bà-thi), Thế Tôn Sikhì (Thi-khí) Thế Tôn Vessabhù (Tỳ-xá-bà), Thế Tôn Kakusandha (Câu-lâu-tôn), Thế Tôn Konàgamana (Câu-na-hàm,Thế Tôn Kassapa (Ca-diếp), Thế Tôn Gotama (Cồ Đàm). Sáu vị đầu thuộc quá khứ. vị sau cùng là hiện tại. Phật Pháp dạy có vô số chư Phật đã xuất hiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Con số bảy vị ở đây tương đối đặc biệt với nhiều giải thích. (Phật giáo Đại Thừa đi xa hơn dựa theo Mật Tạng có thần chú: Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn). Phật giáo Nam Truyền cũng có kinh tụng Lễ Bái Thất Phật. Bài kinh nầy chứa đựng nhiều khía cạnh quan trọng khi nói về truyền thống của Chư Phật chánh đẳng chánh giác như: luật tự nhiên hay pháp tánh (dhammatā), đại trượng phu tướng, hội chúng, giới bổn giải thoát giáo (ovadàpàtimokkha).

Đại ý phần I: 
Nhân các tỳ kheo bàn về tiền thân, Đức Điều Ngự hướng câu chuyện về sáu vị  Phật quá khứ và Đức Phật hiện tại. Đây là một trong số những bài kinh hiếm hoi Đức Phật nêu lên chi tiết về chư Phật trong quá khứ gồm những chi tiết mang tánh tự nhiên của chư Phật như khoảng cách thời gian, giòng tộc, danh tánh, tuổi thọ trung bình nhân loại tại thời điểm Phật ra đời, cội cây thành đạo, nhị vị thượng thủ thánh đệ tử, tăng hội, thị giả, phụ mẫu.  

Chánh kinh giản lược

[Duyên khởi]
Một thời, Thế Tôn ở tại nước Sàvatthi (Xá-vệ) rừng Jeta (Kỳ-đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), trong am thất cây Kareri (Hoa Lâm). Lúc bấy giờ, số đông các Tỷ-kheo đàm luận về những câu chuyện tiền thân.
2. Thế Tôn, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân nghe được câu chuyện này Ngài  đi đến Hoa Lâm viên đường và hỏi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì, các người đang ngồi bàn? Câu chuyện gì đã bị gián đoạn giữa các người?
Khi được nói vậy, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: chúng con đang đàm luận về những câu chuyện tiền thân.
3. - Này các Tỷ-kheo, các người có muốn nghe pháp thuộc thoại về tiền thân không?
- Bạch Thế Tôn, thật là đúng thời; bạch Thiện Thệ, thật là đúng thời để Thế Tôn giảng pháp thoại thuộc về tiền thân. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, các người hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
Các Tỷ-kheo này vâng đáp lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

[khoảng cách thời gian xuất hiện của bảy vị Phật]
4. - Này các Tỷ-kheo, chín mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Vipassì (Tỳ-bà-thi), bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, ba mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Sikhì (Thi-khí) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong ba mươi mốt kiếp ấy, Thế Tôn Vessabhù (Tỳ-xá-bà) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo cũng trong tiền kiếp ấy, Thế Tôn Kakusandha (Câu-lâu-tôn) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong tiền kiếp ấy, Thế Tôn Konàgamana (Câu-na-hàm) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong tiền kiếp ấy, Thế Tôn Kassapa (Ca-diếp) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong tiền kiếp ấy, nay Ta, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời.

5. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipasì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sanh thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc chủng tánh Bà-la-môn, sanh trong giai cấp Bà-la-môn. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Bà-la-môn, sanh trong giai cấp Bà-la-môn. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Bà-la-môn, sanh trong giai cấp Bà-la-môn. Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ.

[danh tánh]
6. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipasì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna (Câu-ly-nhã). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kassapa. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamara, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kassapa. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kassapa. Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc danh tánh Gotama (Cù-đàm).

[tuổi thọ nhân loại khi Phật ra đời]
7. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là tám vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là bảy vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là sáu vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là bốn vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là ba vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ của loài người là hai vạn năm. Này các Tỷ-kheo, nay tuổi thọ của Ta không bao nhiêu, ít oi, tuổi thọ loài người khoảng một trăm năm hay hơn một chút.

[Cội Bồ Đề]
8. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pàtali (bà-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pundarika (phân-đà-ly). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây sirĩsa (thi-lợi-sa). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây udumbara (ô-tam-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây nigrodha (ni-câu-luật-đà). Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giác ngộ dưới gốc cây assattha (bát-đa-la).
[Nhị vị thượng thủ thánh đệ tử)
9. Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhứt đệ tử của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Khanda (Kiển-trà) và Tissa (Ðề-xá). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhứt đệ tử của Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Abhibhù (A-tỳ-phù) và Sambhava (Tam-bà-bà). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Vessabhu, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Sona (Phù-du) và Uttara (Uất-đa-la). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Vidhùra (Tỳ-lâu) và Sanjìva (Tát-ni). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Bhiyyosa (Thư-bàn-na) và Uttara (Uất-đa-la). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Tissa (Ðề-xá) và Bhàradvàja (Bà-la-bà). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Ta là Sãriputta (Xá-lợi-phất) và Moggallàna (Mục-kiền-liên).

[Tăng hội]
10. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội sáu mươi tám triệu Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội sáu vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội bốn vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội ba vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội hai vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc A-la-hán. Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận.
[Thị giả]
11. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Asoka (A-dục), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Khemankara (Nhẫn Hành), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Upasannaka (Tịch Diệt) vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Vuddhija (Thiện Giác), vị này là thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Sotthija (An Hòa), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Sabbamitta (Thiện Hữu), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, nay Ta có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Ananda (A-nan), vị này là vị thị giả đệ nhất.
[Phụ mẫu]
12. Này các Tỷ-kheo, phụ vương của Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Bandhumà (Bàn-đầu); mẫu hậu tên là Bandhumati (Bàn-đầu-bà-đề). Kinh thành của vua Bandhumà tên là Bandhumatì. Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Aruna (Minh Tướng); mẫu hậu tên là Pabhãvatĩ (Quang Huy); kinh thành của vua Aruna tên là Pabhàvatì.

Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Suppatìta (Thiện Ðăng), mẫu hậu tên là Yasavati (Xứng Giới); Kinh thành của vua Suppatita tên là Anopama (Vô Dụ).

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Aggidatta (Tự Ðắc); mẫu thân Bà-la-môn tên là Visàkhà (Thiện Chi). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Khema (An Hòa); kinh thành vua Khema tên là Khemavatì (An Hòa).

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Yannadatta (Ðạt Ðức) mẫu thân Bà-la-môn tên là Uttarà (Thiện Thắng; Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ, vua trị vì tên là Sobha (Thanh Tịnh); kinh thành của vua Sobha tên là Sobhavatì (Thanh Tịnh).

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Brahmadatta (Phạm Thi) mẫu thân Bà-la-môn tên là Dhanavatì (Tài Chủ). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Kikì (Hấp Tỳ); kinh thành vua Kikì là Baranasì (Ba-la-nại).

Này các Tỷ-kheo, nay phụ vương của Ta tên là Suddhodana (Tịnh Phạn); mẫu hậu của Ta tên là Màyà (Ma-da); kinh thành tên là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Giảng xong Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.

Thảo luận và trắc nghiệm


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phật quả toàn giác không phải là địa vị độc tôn. Điều nầy có ý nghĩa gì? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Tam tạng Pali đặc biệt dạy không có hai vi Phật toàn giác ra đời trong một thế giới, một thời điểm. Điều nầy có ý nghĩa gì so với góc nhìn của Phật giáo Đại thừa? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment