Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH
HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/8/2018
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH
HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/8/2018
9. Kinh Potthapàda [bản ngã và linh hồn]
Phần IV: Ba Thứ Ngã Chấp và Sự Hiện Hữu
Đại Ý
Khi tu sĩ ngoại giáo Potthapàda đến gặp Đức Thế Tôn có một cư sĩ khác đi theo là Citta (con trai của người huấn luyện voi). Vị nầy đã nêu lên câu hỏi: “trong ba ngã chấp là thô phù ngã chấp (chấp ngã lả tự thể vật chất) , ý sở thành ngã chấp (chấp ngã là thành phẩm của tư duy) , vô sắc ngã chấp (chấp linh hồn phi vật chất) phải chăng khi cái cái nầy có thì hai cái kia không có? Đức Phật trả lời là đúng như vậy và Ngài cũng dạy thêm rằng chính do những thứ đó liên hệ lẫn nhau nhưng cái này không phải là cái kia đó cũng là là sự hiện hữu của chúng sanh (vốn là một tiến trình sanh diệt tiếp nối). Đức Phậtt cũng tạm dùng những cách gọi thi thiết của thế gian nhưng chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.
Khi nghe nói vậy, Citta Hatthisàriputta bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, trong khi có thô phù ngã chấp, phải chăng không có ý sở thành ngã chấp, không có vô sắc ngã chấp? Thô phù ngã chấp khi ấy thật có tồn tại. Bạch Thế Tôn, trong khi có ý sở thành ngã chấp, phải chăng không có thô phù ngã chấp, không có vô sắc ngã chấp? Ý sở thành ngã chấp khi ấy thật có tồn tại. Bạch Thế Tôn, trong khi có vô sắc ngã chấp, phải chăng không có thô phù ngã chấp, không có ý sở thành ngã chấp? Vô sắc ngã chấp khi ấy thật có tồn tại.
Này Citta, trong khi có thô phù ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc ý sở thành ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc thô phù ngã chấp. Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc ý sở thành ngã chấp. Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp. Này Citta, nếu có người hỏi ngươi: "Ngươi đã có tồn tại ở quá khứ hay không? Ngươi sẽ tồn tại ở tương lai hay không? Ngươi có tồn tại ở hiện tại không?" Này Citta, được hỏi vậy, ngươi trả lời như thế nào?
- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Ngươi đã có tồn tại ở quá khứ hay không? Ngươi sẽ tồn tại ở tương lai hay không? Ngươi có tồn tại ở hiện tại hay không?" Bạch Thế Tôn được hỏi vậy, con sẽ trả lời: "Tôi đã có tồn tại ở quá khứ, không phải không tồn tại; tôi sẽ tồn tại ở tương lai, không phải không tồn tại; tôi tồn tại ở hiện tại, không phải không tồn tại". Bạch Thế Tôn, nếu được hỏi như vậy, con sẽ trả lời như vậy.
Này Citta, nếu có người hỏi lại ngươi: "Quá khứ ngã chấp mà Ngươi đã có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà Ngươi sẽ có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Hiện tại ngã chấp mà Ngươi hiện có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại?" Này Citta, được hỏi vậy, Ngươi trả lời thế nào?
- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Quá khứ ngã chấp mà Ngươi đã có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà Ngươi sẽ có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Hiện tại ngã chấp mà Ngươi hiện có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại?" Bạch Thế Tôn, nếu được hỏi vậy, con sẽ trả lời: "Quá khứ ngã chấp mà tôi đã có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà tôi sẽ có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại. Hiện tại ngã chấp mà tôi hiện có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại". Bạch Thế Tôn, được hỏi vậy, con sẽ trả lời như vậy.
Như vậy này Citta, trong khi có thô phù ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc ý sở thành ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc thô phù ngã chấp. Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc ý sở thành ngã chấp. Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp, thời ngã chấp không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp.
Này Citta, ví như từ bò cái sanh ra sữa, từ sữa sinh ra lạc, từ lạc sanh ra sanh tô, từ sanh tô sanh ra thục tô, từ thục tô sanh ra đề hồ. Khi thành sữa thời sữa ấy không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, không thuộc đề hồ, chính khi ấy thuộc sữa; khi thành lạc... khi thành sanh tô... khi thành thục tô... khi thành đề hồ thời đề hồ không thuộc sữa, không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, chính khi ấy thuộc đề hồ.
Như vậy này Citta trong khi có thô phù ngã chấp... Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp... Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp. Này Citta, chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.
Ở đoạn kết bài kinh, tu sĩ ngoại giáo Potthapàda quy y Tam Bảo và Citta Hatthisàriputta xin xuất gia và trở thành một vị A La Hán
Những điểm quan trọng:
Chúng sanh mê chấp về bản ngã hằng hữu nhưng không thật biết là cả ngã chấp ấy cũng thay đổi khi ở dạng nầy khi ở dạng khác
Trong giòng sinh diệt của đời sống vốn là tiến trình nối kết không thể nói trước kia, bây giờ, và sau nầy là hai hay là một người.
Cái gọi là người, thú, ông nầy, bà kia vốn giả danh. Đức Phật cũng dùng như Ngài không chấp ngã như người đời.
Đời sống là một tiến trình tác động “cái nầy có thì cái kia có” hay giáo lý duyên khởi chính là một trong những trọng điểm của Phật học.
Đại Ý
Khi tu sĩ ngoại giáo Potthapàda đến gặp Đức Thế Tôn có một cư sĩ khác đi theo là Citta (con trai của người huấn luyện voi). Vị nầy đã nêu lên câu hỏi: “trong ba ngã chấp là thô phù ngã chấp (chấp ngã lả tự thể vật chất) , ý sở thành ngã chấp (chấp ngã là thành phẩm của tư duy) , vô sắc ngã chấp (chấp linh hồn phi vật chất) phải chăng khi cái cái nầy có thì hai cái kia không có? Đức Phật trả lời là đúng như vậy và Ngài cũng dạy thêm rằng chính do những thứ đó liên hệ lẫn nhau nhưng cái này không phải là cái kia đó cũng là là sự hiện hữu của chúng sanh (vốn là một tiến trình sanh diệt tiếp nối). Đức Phậtt cũng tạm dùng những cách gọi thi thiết của thế gian nhưng chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.
Khi nghe nói vậy, Citta Hatthisàriputta bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, trong khi có thô phù ngã chấp, phải chăng không có ý sở thành ngã chấp, không có vô sắc ngã chấp? Thô phù ngã chấp khi ấy thật có tồn tại. Bạch Thế Tôn, trong khi có ý sở thành ngã chấp, phải chăng không có thô phù ngã chấp, không có vô sắc ngã chấp? Ý sở thành ngã chấp khi ấy thật có tồn tại. Bạch Thế Tôn, trong khi có vô sắc ngã chấp, phải chăng không có thô phù ngã chấp, không có ý sở thành ngã chấp? Vô sắc ngã chấp khi ấy thật có tồn tại.
Này Citta, trong khi có thô phù ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc ý sở thành ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc thô phù ngã chấp. Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc ý sở thành ngã chấp. Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp. Này Citta, nếu có người hỏi ngươi: "Ngươi đã có tồn tại ở quá khứ hay không? Ngươi sẽ tồn tại ở tương lai hay không? Ngươi có tồn tại ở hiện tại không?" Này Citta, được hỏi vậy, ngươi trả lời như thế nào?
- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Ngươi đã có tồn tại ở quá khứ hay không? Ngươi sẽ tồn tại ở tương lai hay không? Ngươi có tồn tại ở hiện tại hay không?" Bạch Thế Tôn được hỏi vậy, con sẽ trả lời: "Tôi đã có tồn tại ở quá khứ, không phải không tồn tại; tôi sẽ tồn tại ở tương lai, không phải không tồn tại; tôi tồn tại ở hiện tại, không phải không tồn tại". Bạch Thế Tôn, nếu được hỏi như vậy, con sẽ trả lời như vậy.
Này Citta, nếu có người hỏi lại ngươi: "Quá khứ ngã chấp mà Ngươi đã có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà Ngươi sẽ có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Hiện tại ngã chấp mà Ngươi hiện có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại?" Này Citta, được hỏi vậy, Ngươi trả lời thế nào?
- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Quá khứ ngã chấp mà Ngươi đã có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà Ngươi sẽ có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Hiện tại ngã chấp mà Ngươi hiện có, có phải ngã chấp ấy đối với Ngươi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại?" Bạch Thế Tôn, nếu được hỏi vậy, con sẽ trả lời: "Quá khứ ngã chấp mà tôi đã có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp tương lai không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại? Tương lai ngã chấp mà tôi sẽ có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp hiện tại không tồn tại. Hiện tại ngã chấp mà tôi hiện có, ngã chấp ấy đối với tôi là thật có, ngã chấp quá khứ không tồn tại, ngã chấp tương lai không tồn tại". Bạch Thế Tôn, được hỏi vậy, con sẽ trả lời như vậy.
Như vậy này Citta, trong khi có thô phù ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc ý sở thành ngã chấp, không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc thô phù ngã chấp. Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp, thời ngã chấp ấy không thuộc vô sắc ngã chấp, chính khi ấy thuộc ý sở thành ngã chấp. Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp, thời ngã chấp không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp.
Này Citta, ví như từ bò cái sanh ra sữa, từ sữa sinh ra lạc, từ lạc sanh ra sanh tô, từ sanh tô sanh ra thục tô, từ thục tô sanh ra đề hồ. Khi thành sữa thời sữa ấy không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, không thuộc đề hồ, chính khi ấy thuộc sữa; khi thành lạc... khi thành sanh tô... khi thành thục tô... khi thành đề hồ thời đề hồ không thuộc sữa, không thuộc lạc, không thuộc sanh tô, không thuộc thục tô, chính khi ấy thuộc đề hồ.
Như vậy này Citta trong khi có thô phù ngã chấp... Này Citta, trong khi có ý sở thành ngã chấp... Này Citta, trong khi có vô sắc ngã chấp thời ngã chấp ấy không thuộc thô phù ngã chấp, không thuộc ý sở thành ngã chấp, chính khi ấy thuộc vô sắc ngã chấp. Này Citta, chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.
Ở đoạn kết bài kinh, tu sĩ ngoại giáo Potthapàda quy y Tam Bảo và Citta Hatthisàriputta xin xuất gia và trở thành một vị A La Hán
Những điểm quan trọng:
Chúng sanh mê chấp về bản ngã hằng hữu nhưng không thật biết là cả ngã chấp ấy cũng thay đổi khi ở dạng nầy khi ở dạng khác
Trong giòng sinh diệt của đời sống vốn là tiến trình nối kết không thể nói trước kia, bây giờ, và sau nầy là hai hay là một người.
Cái gọi là người, thú, ông nầy, bà kia vốn giả danh. Đức Phật cũng dùng như Ngài không chấp ngã như người đời.
Đời sống là một tiến trình tác động “cái nầy có thì cái kia có” hay giáo lý duyên khởi chính là một trong những trọng điểm của Phật học.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao có lúc mình thấy và biết về vô ngã nhưng vẫn phiền não vì chấp ngã? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Tại sao có lúc mình thấy và biết về vô ngã nhưng vẫn phiền não vì chấp ngã ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Đức Phật dạy Ngài cũng xài ngôn ngữ thường thức để nói về bản thân, về than nhân nhưng chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng. Vậy chúng ta là sao để phân biệt Phật ngôn nào được nói theo chân đế, Phật ngôn nào được nói theo chế định? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment