Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Pháp Tân
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
4.6 Thành Tựu Của Pháp Tứ Niệm Xứ
ĐẠI Ý
Đoạn cuối của Kinh Đại Niệm Xứ đề cập đến quả chứng của sự thực hành. Đoạn nầy tuy ngắn nhưng có bốn điểm cần lưu ý.
Trước hết đây là sự tu tập duy nhất mà Đức Phật xác nhận sẽ dẫn đến sự đắc chứng đạo quả trong kiếp hiện tại. Hầu hết trong các nền văn hoá Phật giáo đều có quan niệm rất phổ thông là không dễ gì đắc chứng đạo quả mà phải tu nhiều đời nhiều kiếp. Quan niệm đó có khi mang tính khiêm tốn nhưng thường là do thái độ “hẹn lần hẹn lượt”. Chỉ một tông phái duy nhất là Kim Cang Thừa -Vajirayana- hay Mật Tộng thì khẳng định với pháp tu tối thượng thừa nhất định chứng đắc trong kiếp nầy.
Điểm thứ hai, thành quả được Đức Thế Tôn dạy ở đây là quả bất lai (hay bất hoàn cũng gọi là A na hàm) nếu chưa chứng được quả vô sanh (A la hán). Hai quả vị đầu là tu đà huờn và tư đà hàm không được đề cập đến tại đây.
Điểm thứ ba, là con số bảy. Bảy năm, bảy tháng, bảy ngày như một cách nói về “tối đa”. Có thể là một cách biểu đạt trong văn hoá Ấn. Chữ “tiṭṭhantu, bhikkhave – có thể dịch là “nầy chư tỷ kheo, nói gì tới (bảy năm …) cũng là điểm đáng lưu ý.
Sau cùng, cho dài nhất là bảy năm hay ngắn nhất là bảy ngày thì, theo Ngài Tangpulu Sayadaw, phải là sự hành trì miên mật trọn vẹn (trong ngôn ngữ ngày nay là “hạ thủ công phu” ). Riêng câu: Yo hi koci bhikkhave ime cattaro satipatthane evam bhaveyya (Bản dịch: Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này) theo ngài Sona, tác giả của nhiều tập sách về thiền quán uy tín, thì nên dịch là “Này các tỳ kheo, vị nào tu tập tứ niệm xứ theo phương cách nầy ("O bhikkhus, if anyone develops the Four Arousings of Mindfulness in this manner."). The Way of Mindfulness, pp. 134–149.
Đoạn kết của bài kinh nầy không phải chỉ mang những điểm cần luận bàn của những người nghiên cứu mà còn là một công án cho tất cả những ai mang chí nguyện tu tập.
CHÁNH KINH
404. “yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṁ bhāveyya sattavassāni, tassa dvinnaṁ phalānaṁ aññataraṁ phalaṁ pāṭikaṅkhaṁ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.
22. Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.
“tiṭṭhantu, bhikkhave, sattavassāni. yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṁ bhāveyya cha vassāni ... pe ... pañca vassāni... cattāri vassāni... tīṇi vassāni... dve vassāni... ekaṁ vassaṁ... tiṭṭhatu, bhikkhave, ekaṁ vassaṁ. yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṁ bhāveyya sattamāsāni, tassa dvinnaṁ phalānaṁ aññataraṁ phalaṁ pāṭikaṅkhaṁ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitā.
Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm... trong năm năm... trong bốn năm... trong ba năm... trong hai năm... trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.
“tiṭṭhantu , bhikkhave, satta māsāni. yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṁ bhāveyya cha māsāni ... pe ... pañca māsāni... cattāri māsāni... tīṇi māsāni ... dve māsāni... ekaṁ māsaṁ... aḍḍhamāsaṁ... tiṭṭhatu, bhikkhave, aḍḍhamāso. yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṁ bhāveyya sattāhaṁ, tassa dvinnaṁ phalānaṁ aññataraṁ phalaṁ pāṭikaṅkhaṁ diṭṭheva dhamme aññā; sati vā upādisese anāgāmitāti.
Này các Tỷ kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng... trong năm tháng... trong bốn tháng... trong ba tháng... trong hai tháng... trong một tháng... trong nửa tháng... vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
405. “ekāyano ayaṁ, bhikkhave, maggo sattānaṁ visuddhiyā sokaparidevānaṁ samatikkamāya dukkhadomanassānaṁ atthaṅgamāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya yadidaṁ cattāro satipaṭṭhānāti. iti yaṁ taṁ vuttaṁ, idametaṁ paṭicca vuttan”ti
Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
idamavoca bhagavā. attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṁ abhinandunti.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Sự phát nguyện và sự quyết tâm có giống nhau chăng? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Nhiều người tu tập mà nghĩ rằng còn phải nhiều đời nhiều kiếp nữa mới đắc chứng. Suy nghĩ đó có gây trở ngại cho sự tu tập? Quan niệm đó có phù hợp với kinh điển? - TT Pháp Đăng
III Trắc Nghiệm
A. Không tốt. Tu đúng nghĩa là tâm không mong cầu gì (vô sở đắc)/
B. Dĩ nhiên là tốt. Nếu không có mục đích thì là con tàu lênh đênh không định hướng/
C. Ý hướng cầu giác ngộ giải thoát nên là lực đẩy đi tới nhưng không nên là áp lực tạo nên tình trạng “dục tốt bất đạt”/
D. Câu B và C hợp lý
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Sự khác biệt giữa ba la mật hạnh và tam học giới định tuệ ở điểm nào sau đây?
A. Ba la mật mang tính huân tập không cần yếu tố liên tục /
B. Tam học cần tu tập liên tục. Sự gián đoạn có thể làm hỏng những gì đã tu tập /
C. hai câu A va B đều đúng /
C. Hai câu A và B đều sai
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2:
Trắc nghiệm 3. Câu chuyện nào sau đây được xem là có ghi trong Tam Tạng?
A. Đạo sĩ Bahiya khẩn khoản xin Đức Thế Tôn chỉ dạy để chứng được giác ngộ giải thoát /
B. Đức Đại Bồ Tát từng thể hiện quyết tâm dưới cội bồ đề: Dù máu có khô, thịt xương mục nát.. sẽ không rời nơi đây nếu không đạt thành chánh giác/
C. Tôn giả Ananda quyết tâm thành tựu quả vị hoàn toàn giác ngộ trước ngày kết tập Tam Tạng kinh điển /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây là tác dụng của chánh niệm?
A. Hướng sự chú ý vào thân tâm / B. Sống với hiện tại hay những gì đang hoặc vừa xẩy ra /
C. Ghi nhận hiện tượng sanh diệt của năm uẩn bằng thái độ an nhiên để thắp sáng tuệ giác /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Câu “QUÁN THÂN BẤT TỊNH,QUÁN THỌ THỊ KHỔ, QUÁN TÂM VÔ THƯỜNG, QUÁN PHÁP VÔ NGÃ có phù hợp với Kinh Đại Niệm Xứ không?
A. Không đúng. Quán thân không hẳn chỉ để thấy bất tịnh /
B. Quán thọ không phải chỉ thấy khổ /
C. Quán tâm không phải chỉ thấy vô thường /
D. Quán pháp không phải chỉ thấy vô ngã /
E. Cách nói đó thoạt nghe thì hay nhưng không đúng với kinh điển
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 5:
No comments:
Post a Comment