Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; ĐĐ Pháp Tín
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
4.5 D. Quán Pháp - Quán Đạo Đế
ĐẠI Ý
Đạo đế - dukkhanirodha - dịch cho đúng là con đường dẫn đến diệt khổ. Chữ đạo ở đây mang ý nghĩa đặc biệt. Ngài Walpola Rahula viết rằng con đường dẫn đến hòn núi không phải là nhân tạo ra hòn núi. Tập đế là nhân sanh khổ đế nhưng đạo đế không phải là nhân sanh diệt đế. Khổ đế là pháp “bị tạo”. Diệt đế - niết bàn – không phải là pháp bị tạo.
Con đường dẩn đến sự diệt khổ gồm tám chi phần: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Tám chi phần được hiểu theo cả ba phạm trù:
Đời sống hằng ngày như cuộc sống hiền thiện
Phương thức tu tập như trong tam học giới, định, tuệ
Tám chi đạo có công năng sát trừ phiền não trong các tâm sơ đạo, nhị đạo, tam đạo, tứ đạo.
Tất nhiên cả ba có sự liên đới nhất định (..)
Khi các pháp bất thiện nằm trong tầm nhìn của chánh niệm thì tự trở nên suy yếu rồi diệt mất. Trái lại khi pháp thiện được chánh niệm nhận diện thì trở sung mãn hơn. Lấy thí dụ hành giả đi khất thực vào một xóm làng có nhiều thực phẩm thượng vị, vị ấy nghĩ rằng dù thức ăn đầy đủ nhưng là nguyên nhân sanh tâm ái chấp vậy mình hãy chọn nên khác thích hợp hơn. Nếu vị nầy đang quán về đạo đế thì ngay sau đó sẽ ghi nhận “chánh tinh tấn (trong ý nghĩa cố gắng ngăn ngừa ác phá chưa sanh, đoạn trừ ác pháp đã sanh)
Theo Ngài Mahasi Sayadaw thì với một người tu thiền quán thì dù ở bất cứ công đoạn nào của sự tu tập đều nhận rõ bằng chánh niệm. Nói cách khác không có trạng thái “nhập định miên man như ngủ say nên không biêt gì”
Đoạn kinh mô tả chánh đạo tám chi phần ở đây được xem là chuẩn mực tìm thấy trong nhiều bài kinh.
CHÁNH KINH
402. “katamañca, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ? ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.
21. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
“katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? yaṃ kho, bhikkhave, dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ, dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.
“katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? nekkhammasaṅkappo abyāpādasaṅkappo avihiṃsāsaṅkappo, ayaṃ vuccati bhikkhave, sammāsaṅkappo.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này các tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.
“katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? musāvādā veramaṇī VAR pisuṇāya vācāya veramaṇī pharusāya vācāya veramaṇī samphappalāpā veramaṇī, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvācā.
Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.
“katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? pāṇātipātā veramaṇī adinnādānā veramaṇī kāmesumicchācārā veramaṇī, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammākammanto.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.
“katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvitaṃ kappeti, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāājīvo.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.
“katamo ca, bhikkhave, sammāvāyāmo? idha, bhikkhave, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati; uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati; anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati; uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvāyāmo.
Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.
“katamā ca, bhikkhave, sammāsati? idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsati.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.
“katamo ca, bhikkhave, sammāsamādhi? idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsamādhi. idaṃ vuccati, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.
403. “iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. ' Người ta thường quan niệm là khi tu tập nên chọn một pháp môn, nhưng với chánh đạo tám chi phần là tập hợp của nhiều pháp môn ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Không có chánh kiến (nhãn quan về sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ), thì có gọi là tà kiến chăng? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Khi tâm không có dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy chánh niệm thế nào gọi là quán tâm, thế nào gọi là quán pháp?
Thảo luận 4. Phải chăng trong bát chánh đạo bao gồm cả chỉ -samatha- và quán -vipassana? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Chánh niệm là “quán sát tự nhiên” vậy thì khi quán về đạo đế có thái độ “trung lập” đó chăng? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
Thảo luận 2. Không có chánh kiến (nhãn quan về sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ), thì có gọi là tà kiến chăng? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Khi tâm không có dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy chánh niệm thế nào gọi là quán tâm, thế nào gọi là quán pháp?
Thảo luận 4. Phải chăng trong bát chánh đạo bao gồm cả chỉ -samatha- và quán -vipassana? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Chánh niệm là “quán sát tự nhiên” vậy thì khi quán về đạo đế có thái độ “trung lập” đó chăng? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment