Thursday, November 1, 2018

Bài học. Thứ Năm ngày 1 tháng 11 năm 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; ĐĐ Huy Niệm

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/11/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.5 C. Quán Pháp - Quán Tứ Diệu Đế - Quán Diệt Đế

ĐẠI Ý

Diệt đế là sự thật về sự chấm dứt khổ đau - thường được hiểu là niết bàn hay cứu cánh vượt ngoài sự mô tả của ngôn ngữ. Trong Kinh Đại Niệm Xứ thì diệt đế cũng mang ý nghĩa là đoạn tận khát ái nhưng trong cách diễn tả giống như Ngài Sàriputta có lần nói: “dập tắt tham, sân, si là niết bàn”.
Nếu tập đế được Đức Phật dạy trong đoạn kinh trước là: “Khát ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy”. Thì trong phật diệt đế Ngài dạy: “Khát ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy”. “Ở đấy” bao gồm: sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), sáu cảnh (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp), sáu thức (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, tri giác của ý), sáu xúc (nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc), sáu thọ sanh từ sáu xú ( nhãn xúc sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, thiệt xúc sở thanh thọ, thân xúc sở sanh thọ, ý xúc sở sanh thọ), sáu tưởng (sắc tưởng,  thanh tưởng,  hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng,  pháp tưởng), sáu tư (sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư,pháp tư , sáu ái (sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái,  pháp ái), sáu tầm (sắc tầm, thanh tầm, hương tầm, vị tầm, xúc tầm, pháp tầm), sáu tứ (sắc tứ, thanh tứ, hương tứ, vị tứ, xúc tứ, pháp tứ)
Như vậy diệt đế ở đây được nhận diện ngay chính ở thân tâm mình như câu Phật ngôn: Như Lai tuyên bố trong tấm thân dài hơn một sải tay nầy sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ, con đường đưa đến sự diệt khổ.  
Theo Ngài Ledi Sayadaw thì hai pháp giúp hành giả xả ly và diệt được ái ở đây là như lý tác ý (yoniso manasikara) và niệm (sati).
CHÁNH KINH
401. “katamañca , bhikkhave, dukkhanirodhaṁ {dukkhanirodho (syā.)} ariyasaccaṁ? yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.
20. Này các Tỷ kheo, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).
“sā kho panesā, bhikkhave, taṇhā kattha pahīyamānā pahīyati, kattha nirujjhamānā nirujjhati? yaṁ loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“kiñca loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ? cakkhu loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. sotaṁ loke ... pe ... ghānaṁ loke... jivhā loke... kāyo loke... mano loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy. Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“rūpā loke... saddā loke... gandhā loke... rasā loke... phoṭṭhabbā loke... dhammā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị.. ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“cakkhuviññāṇaṁ loke... sotaviññāṇaṁ loke... ghānaviññāṇaṁ loke... jivhāviññāṇaṁ loke... kāyaviññāṇaṁ loke... manoviññāṇaṁ loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“cakkhusamphasso loke... sotasamphasso loke... ghānasamphasso loke... jivhāsamphasso loke... kāyasamphasso loke... manosamphasso loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“cakkhusamphassajā vedanā loke... sotasamphassajā vedanā loke ... ghānasamphassajā vedanā loke... jivhāsamphassajā vedanā loke... kāyasamphassajā vedanā loke... manosamphassajā vedanā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ.. ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“rūpasaññā loke... saddasaññā loke... gandhasaññā loke... rasasaññā loke... phoṭṭhabbasaññā loke... dhammasaññā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

“rūpasañcetanā loke... saddasañcetanā loke... gandhasañcetanā loke... rasasañcetanā loke... phoṭṭhabbasañcetanā loke... dhammasañcetanā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“rūpataṇhā loke... saddataṇhā loke... gandhataṇhā loke... rasataṇhā loke... phoṭṭhabbataṇhā loke... dhammataṇhā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“rūpavitakko loke... saddavitakko loke... gandhavitakko loke... rasavitakko loke... phoṭṭhabbavitakko loke... dhammavitakko loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati.
Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
“rūpavicāro loke... saddavicāro loke... gandhavicāro loke... rasavicāro loke... phoṭṭhabbavicāro loke... dhammavicāro loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ T.2.348, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. idaṁ vuccati, bhikkhave, dukkhanirodhaṁ ariyasaccaṁ.
Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Theo đoạn kinh hôm nay thì diệt đế có nhất thiết là niết bàn chăng ? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Khái niệm "niết bàn tại thế , tịnh độ nhân gian , tinh là Phật mê là ma " có trong Tam Tạng Pali chăng ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Phải chăng một phần mảnh lực của khát ái là ở thói quen từ nhiều kiếp ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Phải chăng chánh niệm càng vững mạnh thì hiện tượng sanh diệt càng rõ ràng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 5. Xin cho một thí dụ cụ thể về như lý tác ý khiến xúc , thọ không duyên cho ái thủ ? - ĐĐ Huy Niệm

Thảo luận 6. Làm sao với kiến thức thông thường có thể lý giải ý niệm "ít ham muốn thì bớt khổ đau"? - hết giờ




 III Trắc Nghiệm 

No comments:

Post a Comment