Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/11/2018
29. Kinh Thanh tịnh (Pàsàdika sutta)
HAI HẠNG ĐẠO SƯ
ĐẠI Ý
Theo lời dạy của Đức Phật trọng bài kinh nầy để lượng định giá trị một tôn giáo hay đạo giáo, trước hết cần xét ba phương diện:
Vị đạo sư có phải là một bậc chánh đẳng giác/ hay không phải là bậc chánh đẳng giác.
Giáo lý được tuyên thuyết một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh/ hay được khéo giảng và trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh.
Người đệ tử trong đạo giáo đó, không thành tựu và an trú trong pháp và tùy pháp, không sống đúng chánh hạnh, không sống đúng tùy pháp, sống vượt ra ngoài pháp / hay sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống thành tựu chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp.
Hai trường hợp được đáng chú ý là trong một đạo giáo mà vị đạo sư không phải là bậc giác ngộ mà giáo pháp vụng thuyết nếu người đệ tử bỏ đi thì người ấy đáng được tán thán (như trường hợp Upatissa rời đạo sự Sanjaya)
Trái lại cũng có trường hợp bậc đạo sư là người giác ngộ, giáo pháp được khéo thuyết nhưng có đệ tử theo hướng khác thời người đệ tử đó đáng khiển trách.
Với tất cả điều được trình bày cho thấy Đức Phật khuyên có cái nhìn toàn diện hơn là nhận định dựa trên một vài yếu tố phiến diện.
CHÁNH KINH
[Đạo sư không phải là bậc Chánh Đẳng Giác]
4. Này Cunda, ở đây có vị đạo sư không phải là Chánh Ðẳng Giác, có pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và người đệ tử trong pháp này, không thành tựu và an trú trong pháp và tùy pháp, không sống đúng chánh hạnh, không sống đúng tùy pháp, sống vượt ra ngoài pháp. Người đệ tử ấy cần được nói như sau: "Này Hiền giả, thật là lợi ích cho Ngươi. Thật khéo chứng đắc cho Ngươi. Ðạo sư của Ngươi không phải là vị Chánh Ðẳng Giác. Pháp của Ngươi đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Và Ngươi trong pháp này, không thành tựu và an trú trong pháp và tùy pháp, không sống đúng chánh hạnh, không sống đúng tùy pháp, vượt ra ngoài pháp. Này Cunda, như vậy ở đây, vị đạo sư đáng quở trách, ở đây pháp đáng quở trách, nhưng ở đây đệ tử đáng tán thán. Này Cunda, với vị đệ tử như vậy, nên nói như sau:" Này Ðại đức, dầu Ðại đức thực hành đúng như pháp vị đạo sư đã dạy và trình bày, ai có suy tầm, ai có bị suy tầm, ai có suy tầm rồi như thực thi hành, tất cả đều không có phước báo. Vì sao vậy? Vì pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết."
5. Này Cunda, ở đây, vị đạo sư không là vị Chánh Ðẳng Giác, và pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, và vị đệ tử trong pháp này, sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống theo chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp. Người này nên được nói như sau: "Này Hiền giả, thật không lợi ích cho Ngươi, thật không khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi không là vị Chánh Ðẳng Giác và pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, những người trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống theo chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp". Này Cunda, ở đây vị đạo sư đáng quở trách, ở đây pháp đáng quở trách, ở đây vị đệ tử cũng đáng quở trách. Này Cunda, với vị đệ tử như vậy, có ai, nên nói như sau: "Thật vậy, Ðại đức thành tựu theo chánh hạnh, tinh tấn trong chánh hạnh, người khen, người được khen, người được khen như vậy lại càng tinh tấn hơn nữa, tất cả đều không được phước đức." Vì sao vậy? Này Cunda, vì pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.
[Đạo sư là bậc Chánh Đẳng Giác]
6. Này Cunda, ở đây vị đạo sư là vị Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo giảng và trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Vị đệ tử trong pháp này sống không thành tựu pháp và tùy pháp, sống không theo chánh hạnh, sống không đúng tùy pháp, sống không thuận theo pháp. Vị đệ tử ấy cần phải được nói: "Này Hiền giả, thật không lợi ích cho Ngươi, thật không khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi là vị Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên bố trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Nhưng Ngươi trong pháp này sống không thành tựu pháp, sống không theo chánh hạnh, sống không đúng tùy pháp, sống không thuận theo pháp." Này Cunda, ở đây vị đạo sư đáng được tán thán, ở đây pháp đáng được tán thán, ở đây vị đệ tử đáng quở trách. Nếu có ai, hãy nói với vị đệ tử ấy như sau: "Ðại đức hãy thực hành đúng như pháp do vị đạo sư của Ðại đức trình bày và tuyên thuyết. Ai có điều tra, ai có bị điều tra, ai có bị điều tra rồi như thực thi hành, tất cả đều được phước báo". Vì sao vậy? Này Cunda, pháp luật này khéo thuyết khéo trình bày là như vậy, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.
7. Này Cunda ở đây vị đạo sư là Chánh Ðẳng Giác, và pháp được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Cháng Ðẳng Giác tuyên thuyết, và vị đệ tử trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống thành tựu chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp. Nếu có ai, hãy nói vị đệ tử ấy nói như sau: "Này Hiền giả, thật là lợi ích cho Ngươi, thật khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi là vị A la hán Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên thuyết, được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và Ngươi trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống thành tựu chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp". Này Cunda, như vậy ở đây vị đạo sư đáng được tán thán, ở đây pháp đáng được tán thán, ở đây vị đệ tử cũng đáng được tán thán. Này Cunda, nếu có ai, hãy nói vị đệ tử ấy như sau: "Thật vậy, Ðại đức thành tựu như pháp, tinh tấn như pháp, người khen, người được khen, người được khen như vậy lại càng tinh tấn thực hành, tất cả đều được nhiều công đức". Vì sao vậy? Này Cunda, vì pháp luật được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày như vậy, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Mệnh đề “dẫn đến an tịnh - upasamasaṃvattanika” ở đầy phải chăng chỉ cho Niết bàn? - TT Tue Sieu
Thảo luận 3. Phải chăng một vị thầy giỏi thì dù học trò kém cỏi thì vẫn có thể khiến trở thành trò giỏi? -TT Tue Quyen
Thảo luận 4. Đức Phật đã làm tất cả những gì cần làm trong vai trò của bậc đạo sư, còn chúng ta những đệ tử cần làm gì? - DD Nguyen Thong
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Từ vựng nào sau đây đồng nghĩa với thuật ngữ sammāsambuddha?
A. Chánh biến tri /
B. Tam miệu tam bồ đề /
C. Chánh đẳng chánh giác /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tue Sieu cho dap an trac nghiem 1:D
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây được xem là tuyệt đối không thể thiếu để gọi “đó là lời Phật dạy”?
A. Là sự thật /
B. Được người nghe ưa thích /
C. Có liên hệ tới giải thoát giác ngộ /
D. Văn nghĩa cụ túc
TT Phap Dang cho dap an trac nghiem 2: C
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây là lời Phật dạy tìm thấy trong Tam tạng kinh điển?
A. Sau khi Như lai viên tịch giáo pháp là thầy của các con /
B. Bậc đạo sư sống viễn ly mà đệ tử cũng tùy học viễn ly là sự thừa tự pháp /
C. Các con phải nỗ lực, các đấng Như lai chỉ là bậc đạo sư. /
D. Cả ba câu trên đều là Phật ngôn được tìm thấy trong Tam Tạng
TT Phap Dang cho dap an trac nghiem 3: D
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây là lời Phật dạy tìm thấy trong Tam tạng kinh điển?
A. Sau khi Như lai viên tịch giáo pháp là thầy của các con /
B. Bậc đạo sư sống viễn ly mà đệ tử cũng tùy học viễn ly là sự thừa tự pháp /
C. Các con phải nỗ lực, các đấng Như lai chỉ là bậc đạo sư. /
D. Cả ba câu trên đều là Phật ngôn được tìm thấy trong Tam Tạng
TT Phap Dang cho dap an trac nghiem 3: D
No comments:
Post a Comment