Friday, February 28, 2014

Bài Học, Thứ Bảy ngày 1-3-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
8. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI THỢ SĂN
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bốn tính chất của người thợ săn nên được hành trì,’ bốn tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như người thợ săn thì ít ngủ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên ít ngủ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của người thợ săn nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn thì trói buộc tâm chỉ ở các con thú. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên trói buộc tâm chỉ ở các đối tượng (của đề mục thiền). Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của người thợ săn nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn biết thời điểm của công việc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha nên biết thời điểm của việc thiền tịnh: ‘Giờ này là của thiền tịnh, giờ này là của việc xuất ly.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của người thợ săn nên được hành trì.
4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, người thợ săn sau khi nhìn thấy con thú thì sanh khởi sự vui mừng rằng: ‘Ta sẽ đạt được con này.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha nên thích thú với các đối tượng (của đề mục thiền), nên sanh khởi sự vui mừng rằng: ‘Ta sẽ chứng đắc sự thành đạt hơn nữa.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của người thợ săn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Mogharāja nói đến:
‘Sau khi đạt được các đối tượng (của đề mục thiền), vị tỳ khưu có bản tánh cương quyết nên sanh khởi sự vui mừng hơn nữa rằng: ‘Ta sẽ chứng đắc hơn nữa.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA người thợ săn là thứ tám.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
1. Với hành giả tu tập thiền quán thì yếu tố thời gian (lúc nào nên nguời thiền) được hướng dẫn thế nào? ÐÐ Pháp Tín
 2. Đề mục thích hợp cho hành giả tu tập có phải là đối tượng mình thích thú ? - TT Tuệ Quyền
3. Với hành giả tu tập thiền quán thì kinh nghiệm bản thân quan trọng thế nào? - TT Tu Siêu
 4. Nói về đề mục thiền định, hành giả có nên tu tập nhiều đề mục khác biệt hay chỉ nên tập chú vào một đề mục? - TT Pháp Tân
5. Nếu không có trú xứ thích hợp  thì một người tu tập thiền phải làm thế nào? - TT Tuệ Quyền

Thursday, February 27, 2014

Bài Học, Thứ Sáu ngày 28-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
7. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA NGỌC MA-NI
 1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của ngọc ma-ni nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như ngọc ma-ni là thuần túy trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự nuôi mạng thuần túy trong sạch. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của ngọc ma-ni nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ngọc ma-ni không bị trộn lẫn với bất cứ vật gì. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên bị trộn lẫn với các điều ác xấu, với các bạn bè ác xấu. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của ngọc ma-ni nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, ngọc ma-ni được xếp chung với các loại ngọc nguyên chất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên sống chung với các bậc tri thức cao quý bậc nhất, nên sống chung với các vị đã đạt Đạo, trú Quả, có được Quả Hữu Học, với các ngọc ma-ni là các bậc Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, A-la-hán, và các vị Sa-môn có ba minh, sáu Thắng Trí. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của ngọc ma-ni nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Kinh Tập:[13]
‘Là những người trong sạch, trong khi sống chung với những người trong sạch, hãy tỏ ra có sự kính trọng lẫn nhau. Từ đó, có sự hợp nhất, chín chắn, các ngươi sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ đau.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA ngọc ma-ni là thứ bảy.


II. Thảo Luận:  TT Pháp Đăng  điều hợp.


Wednesday, February 26, 2014

Bài Học, Thứ Năm 27-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
6. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA CƠN MƯA


6. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA CƠN MƯA

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của cơn mưa nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

“Tâu đại vương, giống như cơn mưa làm lắng xuống bụi bặm đã sanh khởi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm lắng xuống bụi bặm phiền não đã sanh khởi. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của cơn mưa nên được hành trì.

2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa làm mát lạnh sức nóng của trái đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm mát lạnh thế gian luôn cả chư Thiên bằng sự tu tập về từ ái. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của cơn mưa nên được hành trì.

3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa làm nẩy mầm tất cả các loại hạt giống. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm cho sanh khởi niềm tin của tất cả chúng sanh, nên gieo hạt giống niềm tin ấy ở ba sự thành tựu, ở sự thành tựu về cõi trời và loài người cho đến sự thành tựu về sự an lạc của chân lý tối thượng Niết Bàn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của cơn mưa nên được hành trì.
4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa phát khởi theo mùa bảo vệ các loài cỏ dại, cây cối, dây leo, bụi rậm, dược thảo, cổ thụ đang mọc ở bề mặt trái đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm sanh khởi sự tác ý, và với sự tác ý đúng đường lối ấy nên bảo vệ pháp Sa-môn. Tất cả các thiện pháp có gốc rễ ở sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của cơn mưa nên được hành trì.
5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cơn mưa trong khi đổ mưa làm tràn đầy các con sông, hồ nước, đầm sen, và các rãnh, các khe, các suối, các hồ, các giếng nước với những khối lượng nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm đổ xuống cơn mưa Giáo Pháp về Kinh điển và pháp học, nên làm đầy đủ tâm ý đối với các ước muốn về sự chứng đắc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của cơn mưa nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:
‘Sau khi nhìn thấy chúng sanh có thể giác ngộ dầu ở cách trăm ngàn do-tuần, bậc Đại Hiền Trí đi đến trong khoảnh khắc và giác ngộ người ấy.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA cơn mưa là thứ sáu.



II. Thảo Luận:  TT Pháp Đăng  điều hợp.
1. Bài học ví dụ mưa làm lắng đọng bụi bậm. Một hành giả thiết tha tu tập thì phiền não là những gì?- TT Tuệ Quyền
2. Có câu "phiền não tức bồ đề". Phải chăng một người có nhiều phiền não thì dễ tu tập hơn người ít phiền não? - ĐĐ Pháp Tín
3. Ví dụ mưa làm hạt giống nảy nở. Một người tu tạo niềm tin nơi chúng sanh. Vậy chúng ta làm thế nào để người Phật tử có niềm tin? TT Tuệ Quyền

Tuesday, February 25, 2014

Bài Học, Thứ Tư ngày 26-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA CÂY CỐI
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của cây cối nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như cây cối là có sự đơm hoa kết trái. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập có sự đơm hoa là sự giải thoát và kết trái là bản thể Sa-môn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của cây cối nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cây cối cung cấp bóng che cho những người đã đi đến và đã tiến vào. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tiếp đón với sự tiếp đón về vật chất hoặc là với sự tiếp đón về Giáo Pháp đối với những cá nhân đã đi đến và đã tiến vào. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của cây cối nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cây cối không làm sự phân biệt về bóng che. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên làm sự phân biệt đối với tất cả chúng sanh, nên thể hiện sự tu tập về từ ái thật sự bình đẳng đối với những kẻ trộm cướp, những kẻ phá hoại, những kẻ đối nghịch, cũng như đối với bản thân rằng: ‘Làm cách nào để các chúng sanh này có thể gìn giữ bản thân, không có thù oán, không có hãm hại, không có phiền phức, có sự an vui.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của cây cối nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:
‘Trong trường hợp kẻ phá hoại Devadatta, kẻ cướp có xâu chuỗi bằng ngón tay, con voi Dhanapāla, và luôn cả (người con trai) Rāhula, bậc Hiền Trí là bình đẳng trong mọi trường hợp.’” .
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA cây cối là thứ năm.


II. Thảo Luận:  ĐĐ Pháp Tín  điều hợp.
1. Có sách nói Đức Phật thuyết 84 ngàn pháp môn, có sách thì nói Đức Phật không thuyệt 84 ngàn pháp môn mà là 84 ngàn pháp uẩn. Vậy "Pháp môn" và "Pháp uẩn" thì theo kinh điển Tam Tạng cái nào chính xác hơn? TT Tuệ Siêu
2. Tại sao đã đạt đến phần giải thoát mà còn phân ra tri kiến giải thoát và tâm giải thoát? - TT Tuệ Siêu
3. Như thế nào mới được gọi là thiết tha tu tập? - TT Pháp Đăng
4. Cho vài thí dụ về một người đến với Đức Phật được gọi là bóng mát, được cái gì mà gọi là được hoa quả? TT Pháp Đăng

Monday, February 24, 2014

Bài Học, Thứ Ba ngày 24-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
4. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA KHU RỪNG

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của khu rừng nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

“Tâu đại vương, giống như khu rừng che giấu người không trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên che đậy sự hư hỏng, sự lỗi lầm của những người khác, không nên bộc lộ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của khu rừng nên được hành trì.

2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là trống không về trường hợp nhiều người đông đúc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là trống không về luyến ái, sân hận, si mê, ngã mạn, mạng lưới tà kiến và tất cả các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của khu rừng nên được hành trì.

3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là vắng vẻ, không bị chen chúc người. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tách biệt với các pháp ác, bất thiện, không cao thượng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của khu rừng nên được hành trì.
4. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là yên tịnh, trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là yên tịnh, trong sạch, nên là tịch tịnh, có ngã mạn đã được dứt bỏ, có sự đạo đức giả đã được dứt bỏ. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của khu rừng nên được hành trì.
5. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, khu rừng là thân cận với những con người thánh thiện. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thân cận với những con người thánh thiện. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của khu rừng nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý:
‘Nên sống với các bậc thánh thiện, đã tách ly, có bản tánh cương quyết, có thiền chứng, với các bậc sáng trí thường xuyên ra sức tinh tấn.’”

VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA khu rừng là thứ tư.



II. Thảo Luận:  ĐĐ Pháp Tín  điều hợp.
1. Không nói cái quấy và khuyết điểm của người khác có phải là sự bưng bít vô trách nhiệm? TT Pháp Tân
2: Tu tập ở rừng núi tốt hay tu tập ở trung tâm có nhiều người giỏi thì tốt hơn ?TT Pháp Đăng 
3. Phải chăng người xuất gia tu tập gần khu rừng thì phiền não dễ diệt, còn ngược lại tu tập ở trung tâm thành phố thì phiền não dễ sanh khởi? - TT Tuệ Siêu
4. Gốc của luân hồi là do vô minh tham sân si. Tại sao chứng quả Tu Đà Hườn phải diệt hoài nghi và tà kiến? - TT Tuệ Siêu



Sunday, February 23, 2014

Bài Học. Thứ Hai ngày 24-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
3. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI RÙA
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài rùa có đốm nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài rùa có đốm di chuyển, tránh xa nước vì sợ nước, tuy nhiên do việc tránh xa nước ấy, vẫn không bị giảm thiểu về tuổi thọ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng, nên có sự nhìn thấy nét đặc biệt của đức hạnh ở việc không xao lãng. Tuy nhiên, do trạng thái nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng ấy, vẫn không bị suy giảm về bản thể Sa-môn, vị ấy tiến đến gần chỗ kề cận Niết Bàn. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài rùa có đốm nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Pháp Cú:[12]
‘Vị tỳ khưu thích thú trong việc không xao lãng, hoặc có sự nhìn thấy nỗi sợ hãi ở việc xao lãng, không thể bị hư hỏng, và ở kề cận chính Niết Bàn.’” 
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA loài rùa là thứ ba.


II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1. Cái sợ trong tàm quý khác với cái sợ trong lo âu sợ hãi thế nào? TT Pháp Ðăng
 2. Phải chăng quán tưởng về sự chết là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp hành giả không dễ duôi? TT Tuệ Quyền
3. Lòng tàm qúi là ghê sợ tội lỗi ghê sợ sát sanh. Thì trong trường hợp chiến tranh giặc đến tàn sát dân làng thì mình nên làm thế nào? TT Pháp Đăng 
4. Có bao nhiêu lọai đức hành thì gọi là không xao lãng? - TT Tuệ Siêu
 5. Luân hồi thì quá dài, có thể tu tập như thế nào để rút ngắn con đường luân hồi không? TT Tuệ Quyền

Saturday, February 22, 2014

Bài Học, Chủ Nhật ngày 23-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
2. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA ĐỨA BÉ ĐEO BẦU VÚ

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của đứa bé đeo bầu vú nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như đứa bé đeo bầu vú bám vào nơi có sự lợi ích cho nó, khi có nhu cầu về sữa thì khóc lóc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên bám vào mục đích của mình, nên có trí tuệ của Giáo Pháp ở mọi trường hợp, ở việc đọc tụng, ở việc học hỏi, ở sự ra sức đúng đắn, ở việc tách ly, ở việc sống chung với vị thầy, ở việc thân cận với bạn tốt. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của đứa bé đeo bầu vú nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Trường Bộ cao quý, bài Kinh Parinibbāna:
‘Này Ānanda, các ngươi hãy nỗ lực cho mục đích của mình, hãy gắn bó vào mục đích của mình, hãy sống không xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết về mục đích của mình.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA đứa bé đeo bầu vú là thứ nhì.



II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng  điều hợp.
1. Xin nêu vài thí du cụ thể về sự tha thiết của người tu tập đối với giáo pháp? - TT Pháp Đăng
2.  6 pháp cung kính được đề cập trong kinh có liên hệ gì với ý nghĩa bài học hôm nay? TT Tuệ Quyền
3:  Có người học hiểu nhiều về giáo pháp vẫn không có sự tha thiết với sự tu tập, thậm chí còn muốn hoàn tục, thì vấn đề nằm ở đâu? ĐĐ Pháp Tín
4:  Làm sao để sự tha thiết với Phật Pháp không mang ngã tính ( đây là đạo của tôi, chùa của tôi, thầy của tôi..)? TT Pháp Đăng
5:  Có nhiều người tu tập buồn nản vì nghĩ rằng đây là thời mạt pháp. Ý nghĩ đó nên được thay đổi ra sao? ĐĐ Pháp Tín





Friday, February 21, 2014

Bài Học, Thứ Bảy ngày 22-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
1. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI NHỆN
 “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài nhện đường nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài nhện đường sau khi thực hiện tấm che bằng màng lưới nhện ở đường lộ, nếu ở tại nơi ấy có con sâu, hoặc con ruồi, hoặc con bọ rầy bị vướng vào mạng lưới, thì nó tóm lấy con vật ấy và ăn ngấu nghiến. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi thực hiện tấm che bằng màng lưới của sự thiết lập niệm ở sáu cánh cửa,[11] nếu ở tại nơi ấy có những con ruồi phiền não bị bắt giữ, thì nên bị tiêu diệt ngay tại chỗ ấy. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài nhện đường nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Anuruddha nói đến:
‘Nên kiểm soát tâm ở tại sáu cánh cửa có sự thiết lập niệm cao quý tối thượng, nếu các phiền não bị vướng vào ở nơi ấy, chúng nên bị tiêu diệt bởi vị hành minh sát.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA loài nhện là thứ nhất.


II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng  điều hợp.
1. Phải chăng trú xứ thanh vắng cũng là một cách giúp hành giả nhận diện phiền não khi chúng xuất hiện? TT Pháp Đăng
2. Phải chăng một người đã khéo an trú trong cảnh giới hiền thiện thì khi bất thiện pháp xuất hiện rất dễ nhận ra? (và ngược lại với người sống bối cảnh bất thiện thì không thoải mái khi thiện pháp hiện khởi)?  TT Tu Quyn
 3: Ajahn Nep dạy rằng khả năng phân biệt danh sắc khi hành thiền quán  giúp hành giả dễ dàng nhận diện phiền não. Câu nói đó có ý nghĩa thế nào? TT Tuệ Siêu
4:Phải chăng người có học A Tỳ Đàm khi hành thiền quán dễ nhận biết phiền não hơn? - ĐĐ Pháp Tín

Thursday, February 20, 2014

Bài Học, Thứ Sáu 21-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
10. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI TRĂN

 1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài trăn nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài trăn có thân hình to lớn khổng lồ, thậm chí trong nhiều ngày có bao tử thiếu thốn, hơn cả đáng thương, không đạt được vật thực làm đầy bụng, mặc dầu không được đầy đủ, nó tiếp tục sống dầu chỉ là duy trì cơ thể được tồn tại. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với vị hành giả thiết tha tu tập bị ràng buộc với hạnh khất thực, bị đi đến với đồ ăn khất thực ở những người khác, là người trông đợi vật bố thí từ những người khác, đã từ bỏ việc tự mình đoạt lấy, có vật thực làm đầy bao tử là việc khó đạt được, thêm nữa người con trai gia đình danh giá có sự đeo đuổi mục đích nên ngưng không ăn bốn năm vắt cơm (sau cùng), và nên làm đầy chỗ trống còn lại (của bao tử) bằng nước. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài trăn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:[10]
‘Trong khi thọ dụng đồ ăn ướt và đồ ăn khô, không nên thỏa mãn một cách quá độ. Vị tỳ khưu du hành với bao tử thiếu thốn, với vật thực chừng mực, có niệm.
Nên ngưng không ăn bốn, năm vắt cơm (sau cùng) và nên uống nước. Vậy là đủ cho sự sống thoải mái đối với vị tỳ khưu có bản tánh cương quyết.’”

VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA loài trăn là thứ mười.



II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1:  So sánh thực phẩm thích hợp hay chế độ ẩm thực kham khổ thì điều nào thích hợp cho hành giả tu tập? - TT Pháp Đăng
TT Tuệ Quyền đang thảo luận câu 2: Làm thế nào một tu sĩ vượt qua "ám ảnh sự đói khó" của thời gian đầu tu tập? - TT Tuệ Quyền
3. Chúng ta làm thế nào để thay đổi cái nhìn của nhiều Phật tử Việt Nam là những "tu sĩ nghèo" là kém tài, thiếu phước? - TT Tuệ Siêu
TTGiác Đẳng đúc kết bài học




Wednesday, February 19, 2014

Bài Học, Thứ Năm ngày 20-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
9. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI RẮN


1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài rắn nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài rắn di chuyển bằng ngực. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên cư xử bằng tuệ. Tâu đại vương, tâm của vị hành giả cư xử bằng tuệ di chuyển ở trong khuôn khổ, tránh xa hiện tướng sai trái, phát triển hiện tướng tốt đẹp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài rắn nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rắn trong khi di chuyển thì di chuyển tránh xa loại dược thảo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên hành xử, trong khi tránh xa ác hạnh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài rắn nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài rắn sau khi nhìn thấy loài người thì bực bội, sầu muộn, suy nghĩ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi suy tầm về sự suy tầm xấu xa, sau khi làm sanh khởi sự không thích thú, nên bực bội, nên sầu muộn, nên suy nghĩ rằng: ‘Do ta bị xao lãng, mà ngày đã trôi qua, nó không thể đạt lại được nữa.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài rắn nên được hành trì.
Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến ở Bổn Sanh Bhallāṭiya về hai kinnara (loài có chim đầu người):[9]
‘Này người thợ săn, vào cái đêm chúng tôi đã sống cách biệt,
không như ý muốn, luôn tưởng nhớ nhau,
cả một đêm ấy, trong khi hối tiếc,
chúng tôi sầu muộn; đêm ấy sẽ không có lần nữa.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA loài rắn là thứ chín.



II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1. Có những trạng thái buồn bực tốt cho sự tu tập vậy chúng ta không nên nói là người tu lúc nào cũng nên giữ trạng thái an lạc? - TT Pháp Tân
 2. Chúng ta nên phân biệt thế nào giữa thiện tuệ và ác tuệ? - TT Tuệ Quyền
 3. Nhiều người nói "sợ phiền não, sợ khổ đau" nhưng thực tế thì không thật sự "yểm ly khổ". Vậy thì tại sao? - ĐĐ Pháp Tín
4. TTGiác Đẳng tóm tắt bài học