Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI CHỒN
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài chồn nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài chồn, trong khi tiến đến gần con rắn, thì nó phủ lên thân thể bằng một loại thuốc men rồi tiến đến gần để bắt con rắn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên bôi thoa tâm ý bằng loại thuốc từ ái trong khi tiến đến gần thế gian có nhiều sự giận dữ và va chạm, đã bị ngự trị bởi các cuộc cãi cọ, tranh luận, tranh cãi, chống đối. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của của loài chồn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:
‘Do đó, sự tu tập về từ ái nên được thực hiện cho mình và cho luôn cả những người khác, nên tỏa khắp bằng tâm từ ái; điều này là lời dạy của chư Phật.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA loài chồn là thứ năm.
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
1. Một vị hành giả khi tiếp độ với đời thì phải tỏa từ tâm để cảm hóa chúng sanh. Từ tâm xuất phát từ chi pháp là tâm sở vô sân adosacetasika thì tương ưng với tâm thiện. Như vậy chúng ta không cần phải tu tập tâm từ vì trong tâm thiện đã có tính chất adosa. Câu hỏi là trường hợp nào adosa chỉ là thuộc tính của tâm thiện, trường hợp nào adosa không thuộc tâm thiện? - TT Pháp Đăng
2. Có phải một người trí tuệ thông minh thì thường hay nổi nóng không? Và nếu như vậy thì người đó phải làm sao để bớt tánh nóng? - ĐĐ Pháp Tín
3. Tánh kham nhẫn và tâm từ khác nhau ở điểm nào và giống nhau ở điểm nào? - TT Pháp Đăng
4. TT Pháp Đăng tóm tắt bài học
2. Có phải một người trí tuệ thông minh thì thường hay nổi nóng không? Và nếu như vậy thì người đó phải làm sao để bớt tánh nóng? - ĐĐ Pháp Tín
3. Tánh kham nhẫn và tâm từ khác nhau ở điểm nào và giống nhau ở điểm nào? - TT Pháp Đăng
4. TT Pháp Đăng tóm tắt bài học
No comments:
Post a Comment