Tuesday, February 25, 2014

Bài Học, Thứ Tư ngày 26-2-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA CÂY CỐI
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của cây cối nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như cây cối là có sự đơm hoa kết trái. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập có sự đơm hoa là sự giải thoát và kết trái là bản thể Sa-môn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của cây cối nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cây cối cung cấp bóng che cho những người đã đi đến và đã tiến vào. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tiếp đón với sự tiếp đón về vật chất hoặc là với sự tiếp đón về Giáo Pháp đối với những cá nhân đã đi đến và đã tiến vào. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của cây cối nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, cây cối không làm sự phân biệt về bóng che. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên làm sự phân biệt đối với tất cả chúng sanh, nên thể hiện sự tu tập về từ ái thật sự bình đẳng đối với những kẻ trộm cướp, những kẻ phá hoại, những kẻ đối nghịch, cũng như đối với bản thân rằng: ‘Làm cách nào để các chúng sanh này có thể gìn giữ bản thân, không có thù oán, không có hãm hại, không có phiền phức, có sự an vui.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của cây cối nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:
‘Trong trường hợp kẻ phá hoại Devadatta, kẻ cướp có xâu chuỗi bằng ngón tay, con voi Dhanapāla, và luôn cả (người con trai) Rāhula, bậc Hiền Trí là bình đẳng trong mọi trường hợp.’” .
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA cây cối là thứ năm.


II. Thảo Luận:  ĐĐ Pháp Tín  điều hợp.
1. Có sách nói Đức Phật thuyết 84 ngàn pháp môn, có sách thì nói Đức Phật không thuyệt 84 ngàn pháp môn mà là 84 ngàn pháp uẩn. Vậy "Pháp môn" và "Pháp uẩn" thì theo kinh điển Tam Tạng cái nào chính xác hơn? TT Tuệ Siêu
2. Tại sao đã đạt đến phần giải thoát mà còn phân ra tri kiến giải thoát và tâm giải thoát? - TT Tuệ Siêu
3. Như thế nào mới được gọi là thiết tha tu tập? - TT Pháp Đăng
4. Cho vài thí dụ về một người đến với Đức Phật được gọi là bóng mát, được cái gì mà gọi là được hoa quả? TT Pháp Đăng

No comments:

Post a Comment