Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
6. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI CHIM GÕ KIẾN
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài chim gõ kiến nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài chim gõ kiến kêu réo báo hiệu sự an toàn hoặc sợ hãi cho những kẻ khác. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập trong khi thuyết giảng Giáo Pháp cho những người khác nên chỉ cho thấy đọa xứ là sự sợ hãi, nên chỉ cho thấy Niết Bàn là sự an toàn. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài chim gõ kiến nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Piṇḍolabhāradvāja nói đến:
‘Ở địa ngục có sự sợ hãi và run sợ, ở Niết Bàn có sự an lạc bao la, vị hành giả nên chỉ cho thấy cả hai ý nghĩa này.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA loài chim gõ kiến là thứ sáu.
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
1. Thuyết như thế nào gọi là thiện thuyết, như thế nào gọi là ác thuyết? - TT Tuệ Quyền
2. Tư cách của vị giảng sư như thế nào? Và vai trò giảng sư thuyết pháp chỉ có Chư Tăng mới được đảm trách hay người cư sĩ cũng có thể đảm trách? TT Pháp Đăng
3. Đức Phật thuyết nên bỏ các ác pháp. Vậy tại sao chúng sanh nghe Đức Phật thuyết như vậy mà không thể bỏ điều ác? - TTTuệ Quyền
2. Tư cách của vị giảng sư như thế nào? Và vai trò giảng sư thuyết pháp chỉ có Chư Tăng mới được đảm trách hay người cư sĩ cũng có thể đảm trách? TT Pháp Đăng
3. Đức Phật thuyết nên bỏ các ác pháp. Vậy tại sao chúng sanh nghe Đức Phật thuyết như vậy mà không thể bỏ điều ác? - TTTuệ Quyền
No comments:
Post a Comment