Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
7. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI NAI
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài nai nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như loài nai ban ngày sống ở rừng, ban đêm ở khoảng không. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập ban ngày nên trú ở rừng, ban đêm ở khoảng không. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài nai nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở bài giảng về việc nổi da gà:
‘Này Sāriputta, Ta đây trong khoảng thời gian tám đêm của mùa đông lạnh lẽo vào thời điểm tuyết rơi, trong những đêm có trạng thái như thế, ban đêm Ta trú ở khoảng không, ban ngày ở rừng rậm; vào tháng cuối của mùa nóng, ban ngày Ta trú ở khoảng không, ban đêm ở rừng rậm.’
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài nai, khi cây thương hay mũi tên đang lao xuống thì tránh né, tẩu thoát, không đem thân lại gần. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập khi các phiền não đang giáng xuống thì nên tránh né. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài nai nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài nai sau khi nhìn thấy những con người thì tẩu thoát hướng này hoặc hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy ta.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi nhìn thấy những kẻ thích thú với sự tụ hội, có thói quen xung đột, cãi cọ, tranh luận, tranh cãi, có giới tồi, biếng nhác, thì nên tẩu thoát hướng này hoặc hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy ta. Và mong sao ta chớ nhìn thấy họ.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài nai nên được hành trì.
Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:
‘Vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu, mong rằng kẻ có ước muốn xấu xa, biếng nhác, có sự tinh tấn kém cỏi, ít học hỏi, có hành vi sai trái, chớ đến gần tôi.’” [2]
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng biên soạn, TT Pháp Đăng điều hợp.
1. Ba đặc tính viễn ly (sống nơi rừng vắng), yểm ly (lánh xa phiền não), thoát ly (không hệ luỵ với đám đông) có cần đi chung với nhau chăng? - TT Tuệ Siêu
2. Tránh né phiền não có làm chúng ta hèn yếu chăng? - TT Pháp Ðăng
3. Tiêu chuẩn thế nào được gọi là "chốn thanh tịnh"? - TT Pháp Tân
4. Tại sao người xuất gia dễ sống độc cư thanh tịnh hơn người cư sĩ? - TT Pháp Ðăng
4. Tại sao người xuất gia dễ sống độc cư thanh tịnh hơn người cư sĩ? - TT Pháp Ðăng
5. Mệnh đề "bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly" trong kinh có ý nghĩ gì?- TT Pháp Ðăng
No comments:
Post a Comment