Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương 8
VI. Phẩm Gotamì
(VII) (57) Xứng Ðáng Ðược Cúng Dường (1) và (VIII) (58) Xứng Ðáng Ðược Cúng Dường (2)
1.- Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là tám?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới ... chấp nhận và học tập trong các học pháp; nghe nhiều, khéo thể nhập trong chánh tri kiến; làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao du với thiện; có chánh tri kiến, thành tựu chánh kiến; chứng được bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức; nhớ được nhiều đời trước, như một đời, hai đời ... nhớ được nhiều đời trước với các tướng trạng với các chi tiết; với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân ... rõ biết các chúng sanh, tùy theo hạnh nghiệp của chúng; do đoạn diệt các lậu hoặc ... chứng ngộ, chứng đạt và an trú.
Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính ... là ruộng phước vô thượng ở đời.
(VIII) (58) Xứng Ðáng Ðược Cúng Dường (2)
1.- Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là tám?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới ... chấp nhận và học tập trong các học pháp; nghe nhiều, khéo thể nhập trong chánh tri kiến; sống tinh cần tinh tấn, nỗ lực kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng trong các thiện pháp; sống tại rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, chịu đựng lạc và bất lạc, luôn luôn nhiếp phục bất lạc nổi lên; chịu đựng sợ hãi và khiếp đảm, luôn luôn nhiếp phục sợ hãi và khiếp đảm nổi lên; chứng được bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức; do đoạn diệt các lậu hoặc ... chứng ngộ, chứng đạt và an trú.
Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính ... là ruộng phước vô thượng ở đời.
(VIII) (58) Xứng Ðáng Ðược Cúng Dường (2)
1.- Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là tám?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới ... chấp nhận và học tập trong các học pháp; nghe nhiều, khéo thể nhập trong chánh tri kiến; sống tinh cần tinh tấn, nỗ lực kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng trong các thiện pháp; sống tại rừng núi, tại các trú xứ xa vắng, chịu đựng lạc và bất lạc, luôn luôn nhiếp phục bất lạc nổi lên; chịu đựng sợ hãi và khiếp đảm, luôn luôn nhiếp phục sợ hãi và khiếp đảm nổi lên; chứng được bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức; do đoạn diệt các lậu hoặc ... chứng ngộ, chứng đạt và an trú.
Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính ... là ruộng phước vô thượng ở đời.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Một trong những đức tánh cao quý của một tỳ kheo là sống ở rừng hay trú xứ thanh vắng (āraññiko hoti pantasenāsano), điều nầy có nhất thiết là tạo nên hẳn một "trường phái lâm tăng"? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Những đặc điểm: Xứng đáng được tôn trọng, ái kính, cúng dường, chấp tay đãnh lễ, là phước điền vô thượng ở đời (āhuneyyo hoti pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.) được tìm thấy trong ân lành Tăng bảo. Ở đây phải chăng chỉ cá nhân? Phải chắng, theo Phật ngôn, cá nhân có những thành tựu đáng kể thì cũng xứng đáng như vậy? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
A. Đối tượng cao trọng trong Phật Pháp là những bậc ứng cúng (xứng đáng được cúng dường)/
B. Những bậc đáng được cúng dường những bậc thanh tịnh /
C. Những bậc thanh tịnh là bậc diệt tận phiền não lậu hoặc hay trên đường dẫn đến đoạn tận phiền não /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây KHÔNG nằm trong những pháp khiến một tỳ kheo đáng được cúng dường?
A. nghe nhiều, khéo thể nhập trong chánh tri kiến; /
B. sống tinh cần tinh tấn, nỗ lực kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng trong các thiện pháp; /
C. Có địa vị cao /
D. chịu đựng lạc và bất lạc, luôn luôn nhiếp phục bất lạcnổi lên
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là C
Trắc nghiệm 3. Dựa trên những pháp mà Đức Phật đề cập trong bài kinh hôm nay chúng ta có thể nói trọng tâm của đời sống tu hành xuất gia mà Đức Phật dạy?
A. Làm được nhiều điều ích lợi cho xã hội /
B. Tu tập bản thân theo giới, định, tuệ /
C. Xây dựng cơ sở vật chất lớn lao cho Phật Pháp /
D. Thành tựu học vị cao
TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là B
Trắc nghiệm 4. Một vị tu sĩ tu tập nội tâm có thể làm được điều nào sau đây?
A. Gìn giữ tinh hoa của giáo pháp /
B. Đi theo dấu chân của Đức Phật là chư thánh đệ tử Phật /
C. là nơi nương nhờ tinh thần và là phước điền vô thượng của chúng sanh /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 4 là D
Trắc nghiệm 5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo giữ giới ... chấp nhận và học tập trong các học pháp; nghe nhiều, khéo thể nhập trong chánh tri kiến; làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao du với thiện; có chánh tri kiến, thành tựu chánh kiến; chứng được bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức; nhớ được nhiều đời trước, như một đời, hai đời ... nhớ được nhiều đời trước với các tướng trạng với các chi tiết; với thi với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân ... rõ biết các chúng sanh, tùy theo hạnh nghiệp của chúng; do đoạn diệt các lậu hoặc ... chứng ngộ, chứng đạt và an trú.
Có thể nói một cách chính xác với điều nào sau đây?
A. Thành tựu pháp học, pháp hành và pháp thành/
B. Thành tựu giới uẩn, định uẩn và tuệ uẩn/
C. Sống lợi mình, lợi người, lợi cả hai/
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 5 là D
No comments:
Post a Comment