Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Chương 8
VII. Phẩm Ðất Rung Ðộng
III) (63) Pháp Lược Thuyết
1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Lành thay! bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
- Như vậy, ở đây, một số người ngu si, thỉnh cầu Ta, sau khi pháp được giảng, họ nghĩ Ta là người họ cần phải đi theo.
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt. Con có thể hiểu được ý nghĩa lời của Thế Tôn thuyết giảng. Con có thể trở thành kẻ thừa tự lời Thế Tôn thuyết giảng.
2.- Vậy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
"Nội tâm ta sẽ an trú, khéo vững trú. Các pháp ác, bất thiện sanh khởi không có xâm chiếm tâm và không có chân đứng". Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
3. Này Tỷ-kheo, khi nào nội tâm của Thầy được an trú, khéo vững trú, các pháp ác, bất thiện sanh khởi xâm chiếm tâm và có chân đứng, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
"Từ tâm giải thoát sẽ được ta tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành". Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
4. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
"Bi tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập ... Hỷ tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập ... Xả tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành". Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
5. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
"Ta sẽ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
6. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:
"Ta sẽ sống quán thọ trên các cảm thọ ... quán tâm trên các tâm ... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.
7. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, chỗ nào, chỗ nào Thầy đi, chỗ ấy Thầy đi được an ổn; chỗ nào, chỗ nào Thầy sẽ đứng, chỗ ấy Thầy đứng được an ổn; chỗ nào, chỗ nào sẽ Thầy ngồi, chỗ ấy Thầy ngồi được an ổn; chỗ nào, chỗ nào Thầy sẽ nằm, chỗ ấy Thầy sẽ nằm được an ổn.
8. Tỷ-kheo ấy, được Thế Tôn giáo giới với bài giáo giới này, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Tỷ-kheo ấy sống một mình, thanh tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng đạt được mục đích mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðây là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành. Những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán.
II Thảo Luận: TT Tuệ Quyền điều hợp
Thảo luận 2. Tu thiền định mà liên quan đến tầm và tứ liên hệ với thân quán, thọ tâm pháp , làm sao chúng ta đưa mối liền mạch để tiến tới giải thoát? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Một số Thiền Sư giảng về sự theo dõi tâm khi tâm bất thiện hay tâm thiên khi khởi lên mình theo dõi cho đến khi tâm đó diệt như thế nào. Thì như vậy có phải là tu theo tâm quán niệm xứ không? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment