Tuesday, January 23, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 23-1-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương 8

VIII. Phẩm Song Ðôi

(III) (73) Niệm Chết (1) và (IV) (74) Niệm Chết (2)
TT Giác Đẳng hiệu đinh

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Nàtika, tại Ginjakàvasatha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Thưa vâng, bạch Thế Tôn".

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy tu tập niệm chết.

3. Ðược nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con có tu tập niệm chết.

- Này các Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

4. Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.

- Này các Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

5. Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.

- Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống trọn nửa ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

6. Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.

- Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn một phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

7. Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.

- Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn nửa phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

8. Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.

- Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

9. Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.

- Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

10. Một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.

- Này Tỷ-kheo, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Cho đến khi nào sau khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

11. Ðược nghe nói như vậy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:

TK Giac Dang  hiệu đính

bhikkhave, ‘bhikkhū pamattā viharanti, dandhaṃ maraṇassatiṃ bhāventi āsavānaṃ khayāya’”. / bhikkhū appamattā viharanti, tikkhaṃ maraṇassatiṃ bhāventi āsavānaṃ khayāya’”.
 bhikkhave, ‘bhikkhū pamattā viharanti, dandhaṃ maraṇassatiṃ bhāventi āsavānaṃ khayāya’”. / bhikkhū appamattā viharanti, tikkhaṃ maraṇassatiṃ bhāventi āsavānaṃ khayāya’”.

- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy. / Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống trọn nửa ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". / Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống trọn nửa ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". / Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy".

/ Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn nửa phần đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". /Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy" Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc một cách tiệm tiến.


Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng, cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. /Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc một cách sắc sảo.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải tu học như sau: "Hãy sống không phóng dật. Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết, để đoạn diệt các lậu hoặc".đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập rất sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải tu học như sau: "Hãy sống không phóng dật. Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết, để đoạn diệt các lậu hoặc".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

(IV) (74) Niệm Chết (2)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Nàtika, tại Ginjakàvasatha. Tại đấy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Niệm chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Vậy tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào để đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh bất tử?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau: "Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: con rắn có thể cắn ta; con bò cạp có thể cắn ta; hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung; như vậy sẽ chướng ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Người có thể công kích ta, hay phi nhân có thể công kích ta, do vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: "Ta có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta", thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỳ Kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn tinh cần nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác, bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm, và tỉnh giác. Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác, bất thiện chưa đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: "Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: con rắn có thể cắn ta; con bò cạp có thể cắn ta; hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, hay đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Người hay phi nhân có thể công kích ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta."

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung trong ngày, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy biết được như sau: "Ta có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh cần, tinh tấn, nỗ lực không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỳ Kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn tinh cần nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy để đoạn tận các ác, bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu vị Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét biết được như sau: "Ta không có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.


Này các Tỷ-kheo, niệm về chết tu tập như vậy làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng đối với người thường tạo phước hay năng tu tập thì cái chết bớt đáng sợ hơn? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Niệm sự chết đối với thời gian (như có thể xẩy ra hôm nay, đêm nay ...) so với niệm sự chết đối với nguyên nhân (như rắn cắn, bệnh của thân, tai nạn..) có khác biệt gì? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 3. Sự chết là điều mà đa số không muốn nhắc tới, nhung tại sao với người tu tập thì niệm chết là một pháp có nhiều lợi lạc? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Phải chăng tâm lý phần đông con người thường đinh ninh là mình sẽ sống rất lâu? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 5. Nhắc về sự chết có phải là điềm xui xẻo? - ĐĐ Huy Niệm




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment