Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Chương 8
VIII. Phẩm Song Ðôi
(VIII) (78) Vừa Ðủ
1. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
- Này chư Hiền, thành tựu sáu pháp, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho các kẻ khác. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì những pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi biết ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý minh xác; có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Thành tựu sáu pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho các người khác.
3. Thành tựu năm pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho các người khác. Thế nào là năm?
4. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe...; làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu năm pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, là vừa đủ cho người khác.
5. Thành tựu bốn pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các kẻ khác. Thế nào là bốn?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhanh nhẹn, nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói không dễ nghe; phát âm không tốt, lời nói không tao nhã, không phân minh, phát ngôn bập bẹ, giải thích lý không minh xác; không có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu bốn pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các kẻ khác.
7. Thành tựu bốn pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là bốn?
8. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp đã được nghe; không là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không có sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe; phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát minh không bập bẹ, giải thích lý minh xác; có khả năng thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu bốn pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các người khác, không vừa đủ cho tự mình.
9. Thành tựu ba pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho kẻ khác. Thế nào là ba?
10. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói không dễ nghe ... giải thích nghĩa lý không minh xác; không có khả năng thuyết giảng... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu ba pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các kẻ khác
11. Thành tựu ba pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là ba?
12. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; là người thọ trì các pháp đã được nghe; không là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không là người sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe ... giải thích nghĩa lý minh xác; có khả năng thuyết giảng ... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu ba pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình.
13. Thành tựu hai pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho người khác. Thế nào là hai?
14. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; không là người thọ trì các pháp đã được nghe; là người suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; là người sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói không dễ nghe ... giải thích nghĩa lý không minh xác; không có khả năng thuyết giảng... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu hai pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho tự mình, không vừa đủ cho các người khác.
15. Thành tựu hai pháp, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho các kẻ khác, không vừa đủ cho tự mình. Thế nào là hai?
16. Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo không nhanh nhẹn nắm được ý nghĩa trong các thiện pháp; không là người thọ trì các pháp đã được nghe; không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; không là người sau khi hiểu nghĩa; sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp; giọng nói dễ nghe, phát âm tốt, lời nói tao nhã, phân minh, phát ngôn không bập bẹ, giải thích nghĩa lý minh xác; có khả năng thuyết giảng pháp thoại, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh.
Thành tựu hai pháp này, này các Hiền giả, Tỷ-kheo là vừa đủ cho người khác, không vừa đủ cho tự mình.
II Thảo Luận: TT Tuệ Siêu điều hợp
Thảo luận 1. Thế nào là pháp vừa đủ cho mình và vừa đủ cho người khác, thế nào gọi là vừa đủ cho người khác và không vừa đủ cho mình, thế nào là không vừa đủ cho mình mà vừa đủ cho người khác, thế nào không vừa đủ cho mình và không vừa đủ cho người khác? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 2. Một vị tỳ kheo nắm được ý nghĩa pháp nhanh nhẹn thọ trì điều đã được nghe nhưng người đó không suy tư và thực hành theo pháp thì người này vẫn không được xem là lợi ích cho mình. Tại sao? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 3. Phải chăng một người gọi là vừa đủ cho mình thì việc suy tư pháp và thực hành nơi pháp điều đó quan trọng hơn là nhanh nhẹn nắm bắt ý nghĩa pháp? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Cụm từ "Dhammānudhammappaṭipanno - Hành pháp và tùy pháp" nghĩa như thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Một vị tỳ kheo nắm được ý nghĩa pháp nhanh nhẹn thọ trì điều đã được nghe nhưng người đó không suy tư và thực hành theo pháp thì người này vẫn không được xem là lợi ích cho mình. Tại sao? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 3. Phải chăng một người gọi là vừa đủ cho mình thì việc suy tư pháp và thực hành nơi pháp điều đó quan trọng hơn là nhanh nhẹn nắm bắt ý nghĩa pháp? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Cụm từ "Dhammānudhammappaṭipanno - Hành pháp và tùy pháp" nghĩa như thế nào? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment