Sunday, May 31, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 1-6-2015

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya


Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương I - Một Pháp

II. Phẩm Ðoạn Triền Cái

Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái.
1-10 Tịnh Tướng v.v...
1.- Ta không thấy một phép nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như đối ngại tướng. Ðối ngại tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến sân, chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến hôn trầm thụy miên chưa sanh đưọc sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như không hân hoan, biếng nhác, chán nản, ăn quá no, tâm thụ động. Với người có tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
4. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tâm không được chỉ tịnh. Với người tâm không chỉ tịnh, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
5. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
6. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến dục tham chưa sanh không sanh khởi, hay dục tham đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tướng bất tịnh. Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi, hay dục tham đã sanh được đoạn tận.
7. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như từ tâm giải thoát. Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận.
8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến hôn trầm thụy miên chưa sanh không sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ kheo, như tinh cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới. Người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ kheo, hôn trầm thụy miên chưa sanh không sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được đoạn tận
9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tâm tịnh chỉ. Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận.
10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như lý tác ý. Nếu như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được đoạn tận.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui

Saturday, May 30, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 31-5-2015

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya


Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương I - Một Pháp

I. Phẩm Sắc
1-10 Nữ Sắc v.v...
1. Tôi nghe như vầy.:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo!
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
2. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
3-5.Ta không thấy một hương... một vị... một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương... vị... xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
6. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.
7-10. Ta không thấy một tiếng... một hương... một vị... một xúc nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng... hương... vị... xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Giác Đẳng đúc kết bài học


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Sự chi phối từ người khác phái được xem là cực mạnh vậy đối người đồng tính thì sao? 
A. Dù là người bình thường hay người đồng tính thì đối tượng nhục dục đều xem là có sức mạnh chi phối cực mạnh 
 B. Trong bài kinh nầy Đức Phật nói theo bối cảnh chung 
 C. Theo những nghiên cứu thì những người đồng tính vẫn có vai trò nam hoặc nữ 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 1 Là  D 

Câu hỏi 2. Nếu bảo rằng sự chi phối từ người khác phái mạnh nhất so với các dục khác thì tại sao có những người đặt sự nghiệp trên tình yêu? 
A. Nếu gặp đúng đối tượng thì người ta có thể bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ địa vị để theo tình yêu
  B. Trong sự so sánh không phải lúc nào cũng mang tỷ lệ giống nhau 
 C. Ngay cả người nặng danh vọng, sự nghiệp nếu gặp đúng người thì cũng có thể chao đảo bởi tình yêu 
 D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 2 Là  D

Friday, May 29, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 30-5-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

I Phẩm Người Ngu (Tiếp Theo)


1-10 Người Ngu


Đoạn I


1.- Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetanava, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng. Bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Ví như, này các Tỷ-kheo, ngọn lửa từ nhà bằng cỏ lau, hay từ nhà bằng cỏ, thiêu đốt các ngôi nhà có nóc nhọn, các ngôi nhà có trét trong và trét ngoài, ngăn chận được gió, các ngôi nhà có chốt cửa đóng chặt, có các cửa đóng kín. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ngu có sợ hãi, người trí không sợ hãi, người ngu có nguy hiểm, người trí không có nguy hiểm, người ngu có tai họa, người trí không có tai họa. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi đến với người trí, không có nguy hiểm đến với người trí, không có tai họa đến với người trí.

Do vậy, ở đây, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, một người ngu được biết là như vậy, hãy từ bỏ ba pháp ấy. Thành tựu với ba pháp nào, một người trí được biết là như vậy, hãy chấp nhận ba pháp ấy và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.
Đoạn ÌI

Này các Tỷ-kheo, tướng của người ngu ở trong hành động (của mình); tướng của người trí ở trong hành động (của mình). Trí tuệ chói sáng trong nếp sống (của mình)

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, người ngu được biết đến, hãy từ bỏ ba pháp ấy; thành tựu với ba pháp nào, người trí được biết đến; hãy chấp nhận ba pháp ấy, và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.

Đoạn ÌÌI

3.- Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác. Nếu người ngu này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được: "Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân"? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác, nên các người hiền trí biết được: "Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân". Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu.

Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Nếu người hiền trí này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí biết được: "Người này là người hiền trí, bậc chân nhân"? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện, nên các người hiền trí biết được: "Người này là người hiền trí, là bậc chân nhân". Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí.

Đoạn IV

4.- Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, không thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, không như pháp sám hối; được người khác phát lộ có tội, không như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, như pháp sám hối; được người khác phát lộ có tội, như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

5.-Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Không như lý suy tư, đặt câu hỏi; không như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Như lý suy tư, đặt câu hỏi; Như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

6.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm bất thiện, miệng nói bất thiện, ý nghĩ bất thiện. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

7.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có tội, miệng nói có tội, ý nghĩ có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có tội, miệng nói không có tội, ý nghĩ không có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

8.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có não hại, miệng nói có não hại, ý nghĩ có não hại. ... (như trên)

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có não hại, miệng nói không có não hại, ý nghĩ không có não hại. ... (như trên)

9.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu vụng về, không phải bậc chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác (như trên) ...

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí không vụng về, là bậc chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức ... (như trên) ...

10.- Do thành tựu ba pháp, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế, tương xứng như vậy, bị quăng vào địa ngục. Thế nào là ba? Ác giới và cấu uế của ác giới không được đoạn tận; tật đố và cấu uế của tật đố không được đoạn tận; xan tham và cấu uế của xan tham không được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế này, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sinh lên cõi Trời. Thế nào là ba? Có giữ giới và cấu uế của các giới được đoạn tận; không có tật đố và cấu uế của tật đố được đoạn tận; không có xan tham và cấu uế của xan tham được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, đoạn tận ba cấu uế này, tương xứng như vậy được sanh lên cõi Trời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Tuệ Siêu giảng thêm về kinh Kalama


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Phật ngôn "tướng của người ngu, người trí trong hành động" mang ý nghĩa nào sau đây:
 A. Hành vi tạo tác thể hiện trạng thái tâm 
 B. Người trí hành động với sự hiểu biết là điều đó có lợi lạc hay phiền luỵ cho mình và người khác.
  C. Người ngu tạo ác nghiệp vì nói, làm với phiền não 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 1 Là  A

Câu hỏi 2. Đức Phật dạy: " khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", hãy từ bỏ chúng!" Phật ngôn nầy trich từ bài kinh nào dưới đây:
 a. Kinh Điềm Lành
 B. Kinh Vô Ngã Tướng
 C. Kinh Kalama
 D. Kinh Pháp Cú

ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là  C .

 Câu hỏi 3. Tại sao chúng sanh mong cầu hạnh phúc mà thường tạo những điều bất hạnh? 
A. Vì vô minh thiểu trí 
B. Vì không thấy được nhân quả của hành động
  C. Vì không thấy "mưu tìm hạnh phúc cho mình bằng sự gây khổ cho tha nhân thì không bao giờ được hạnh phúc" 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân : đáp án Câu số 3 Là  D

Câu hỏi 4. Tại sao có những người biết lý luận về nhân quả nghiệp báo vẫn tạo ác nghiệp? 
A. Vì niềm tin chưa đủ mạnh 
 B. Vì biết lý luận hợp lý nhưng không ứng dụng vào đời sống 
 C. Vì "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ"
  D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu hỏi 5. Tại sao chỉ nói là có ba nghiệp thân, ngữ, ý mà không nhiều hơn hoặc ít hơn?
 A. Vì nói ba nghiệp thân, khẩu, ý nghĩa là nói tất cả 
 B. Đó là cách nói súc tích nhất mà đầy đủ nhất 
 C.Hai câu A và B đều đúng 
 D. Hai câu A và B đều sai


TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 5 Là  C

Bài học. Thứ Sáu ngày 29-5-2015

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

I Phẩm Người Ngu


1-10 Người Ngu


Đoạn I

1.- Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetanava, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng. Bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Ví như, này các Tỷ-kheo, ngọn lửa từ nhà bằng cỏ lau, hay từ nhà bằng cỏ, thiêu đốt các ngôi nhà có nóc nhọn, các ngôi nhà có trét trong và trét ngoài, ngăn chận được gió, các ngôi nhà có chốt cửa đóng chặt, có các cửa đóng kín. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ngu có sợ hãi, người trí không sợ hãi, người ngu có nguy hiểm, người trí không có nguy hiểm, người ngu có tai họa, người trí không có tai họa. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi đến với người trí, không có nguy hiểm đến với người trí, không có tai họa đến với người trí.

Do vậy, ở đây, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, một người ngu được biết là như vậy, hãy từ bỏ ba pháp ấy. Thành tựu với ba pháp nào, một người trí được biết là như vậy, hãy chấp nhận ba pháp ấy và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.

Đoạn ÌI

Này các Tỷ-kheo, tướng của người ngu ở trong hành động (của mình); tướng của người trí ở trong hành động (của mình). Trí tuệ chói sáng trong nếp sống (của mình)

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Này các Tỷ-kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người trí được biết đến.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: Thành tựu với ba pháp nào, người ngu được biết đến, hãy từ bỏ ba pháp ấy; thành tựu với ba pháp nào, người trí được biết đến; hãy chấp nhận ba pháp ấy, và thực hành chúng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập.

Đoạn ÌÌI

3.- Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác. Nếu người ngu này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được: "Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân"? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác, nên các người hiền trí biết được: "Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân". Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu.

Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Nếu người hiền trí này, này các Tỷ-kheo, không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí biết được: "Người này là người hiền trí, bậc chân nhân"? Vì rằng, này các Tỷ-kheo người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện, nên các người hiền trí biết được: "Người này là người hiền trí, là bậc chân nhân". Có những pháp này, này các Tỷ-kheo, là đặc tánh của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí.

Đoạn IV

4.- Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, không thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, không như pháp sám hối; được người khác phát lộ có tội, không như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Phạm tội, thấy là có phạm tội; phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, như pháp sám hối; được người khác phát lộ có tội, như pháp chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

5.-Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Không như lý suy tư, đặt câu hỏi; không như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Như lý suy tư, đặt câu hỏi; Như lý suy tư, trả lời câu hỏi; khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

6.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm bất thiện, miệng nói bất thiện, ý nghĩ bất thiện. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

7.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có tội, miệng nói có tội, ý nghĩ có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có tội, miệng nói không có tội, ý nghĩ không có tội. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến.

8.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm có não hại, miệng nói có não hại, ý nghĩ có não hại. ... (như trên)

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba? Thân làm không có não hại, miệng nói không có não hại, ý nghĩ không có não hại. ... (như trên)

9.-Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người ngu vụng về, không phải bậc chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là ba? Thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác (như trên) ...

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí không vụng về, là bậc chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức ... (như trên) ...

10.- Do thành tựu ba pháp, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế, tương xứng như vậy, bị quăng vào địa ngục. Thế nào là ba? Ác giới và cấu uế của ác giới không được đoạn tận; tật đố và cấu uế của tật đố không được đoạn tận; xan tham và cấu uế của xan tham không được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba cấu uế này, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sinh lên cõi Trời. Thế nào là ba? Có giữ giới và cấu uế của các giới được đoạn tận; không có tật đố và cấu uế của tật đố được đoạn tận; không có xan tham và cấu uế của xan tham được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, đoạn tận ba cấu uế này, tương xứng như vậy được sanh lên cõi Trời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

 1. Có nhiều người nghĩ là mình khôn ngoan nhưng không thể tạo cuộc sống an lạc cho mình và cho người chung quanh. Vấn đề của họ là gì? TT PháĐăng
2. TT Giác Đẳng đúc kết bài học



 III. Đố Vui
Câu  1. Người thiểu trí theo Phật Pháp có đặc tướng nào sau đây: 
A. Trình độ văn hoá thấp 
 B. Có thân ác hành, khẩu ác hành và ý ác hành 
 C.  Người thất bại trong sự nghiệp
  D. Người vụng về trong nghề nghiệp


 _TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 1 Là  B.

Câu 2. Theo lời Phật dạy thì chúng ta nên làm gì để "thắp sáng trí tuệ trong đời sống"?
 A. Thắp sáng nhận thức nhân quả trong cuộc sống 
 B. Thay đổi hành động, lời nói, ý nghĩ sao cho vô hại và lợi lạc cho người và cho người khác
 C. Tránh không tự chuốc phiền não
 D. Cả ba điều trên đều đúng

 _TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 2 Là  D .


 Câu   3. Kinh Pháp Cú có câu: Ai dùng các hạnh lành / xoá tan các ác nghiệp  / Sáng chói giữa đời nầy / như trăng thoát khỏi mây. Phật ngôn nầy cho thấy điều nào sau đây:
A. Người ngu có thể thành người trí 
/B. Biết sám hối thì quả xấu sẽ không còn 
/ C. Ai cũng có Phật tánh /
  D. Sống theo thiệp pháp thì sẽ nổi tiếng

 _ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 3 Là  A .


Câu 4. Đức Phật dạy: "Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người cao quý hay thấp hèn, chính hành vi thiện ác mới làm cho một người thắp hèn hay cao quý" cho thấy giá trị của con người nằm ở chỗ nào:
A. Địa vị 
 B. Học vị 
C. Sở hành 
D. Sự nghiệp

_TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 4 Là  C .

Wednesday, May 27, 2015

Bài học. Thứ Năm ngày 28-5-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu và TT Pháp Đăng

Kinh Từ Bi (Mettà Sutta)

Bản dịch TT Giác Đẳng

Hiền nhân cầu an lạc
Nên huân tu pháp lành
Có nghị lực chơn chất
Ngay thẳng và nhu thuận
Hiền hoà không kiêu mạn
Sống dễ dàng tri túc
Thanh đạm không rộn ràng
Lục căn luôn trong sáng
Trí tuệ càng hiển minh
Tự trọng không quyến niệm
Không làm việc ác nhỏ
Mà bậc trí hiền chê
Nguyện thái bình an lạc
Nguyện tất cả sanh linh
Tràn đầy muôn hạnh phúc

Với muôn loài chúng sanh
Không phân phàm hay thánh
Lớn nhỏ hoặc trung bình
Thấp cao hay dài ngắn 
Tế thô không đồng đẳng
Hữu hình hoặc vô hình
Ðã sanh hoặc chưa sanh
Gần xa không kể xiết
Nguyện tất cả sanh linh
Tràn đầy muôn hạnh phúc

Ðừng làm hại lẫn nhau
Chớ khinh rẻ người nào
Ở bất cứ nơi đâu
Ðừng vì niệm sân si
Hoặc hiềm hận trong lòng
Mà mong người đau khổ 
Hãy mở rộng tình thương
Hy sinh như từ mẫu
Suốt đời lo che chở
Ðứa con một của mình
Hãy phát tâm vô lượng
Ðến tất cả sanh linh 
Từ bi gieo cùng khắp 
Cả thế gian khổ hải
Trên dưới và quanh mình
Không hẹp hòi oan trái
Không hờn giận căm thù

Khi đi đứng ngồi nằm
Bao giờ còn tỉnh thức 
An trú chánh niệm nầy
Phạm hạnh chính là đây
Ai từ bỏ kiến chấp
Khéo nghiêm trì giới hạnh
Thành tựu được chánh trí
Không ái nhiễm dục trần
Không còn thai sanh nữa (lạy)


II. Thảo Luận:   Chư Tăng điều hợp.
1 Từ tâm nên thể hiện và tu tập thế nào để có lợi lạc trong hiện tại - TT PháĐăng


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Khi Đức Phật dùng hình ảnh "Như bà mẹ bi mẫn luôn quan tâm chăm sóc đứa con duy nhất của mình" để nó lên điều nào sau đây?
 A. Sự yêu thương vị kỷ /
 B. Tình thương vô hạn, vô điều kiện 
 C. Thương chúng sanh như thương quyến thuộc
  D. Tình mẫu tử và tâm từ giống nhau

TT Pháp Tân : đáp án Câu số 1 Là  D

Câu hỏi 2. Có thể chăng vừa có tâm từ với một số người vừa có hiềm hận với một số khác?
 A. Không thể. 
 B. Có thể. Nhưng sẽ trồi sụt khó phát triển 
 C. Tuỳ đối tượng là ai. Thí dụ tâm từ có thể phân biệt người đồng đạo và ngoại đạo 
 D. Một tâm từ thật sự thì phải vượt qua những phân biệt đối xử


TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 2 Là  D