Friday, May 15, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 16-5-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

VI. Kinh Châu Báu (Ratana Sutta)


1. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Mong rằng mọi sanh linh,
Ðược đẹp ý vui lòng,
Vậy, hãy nên cẩn thận,
Lắng nghe lời dạy này.

2. Do vậy các sanh linh,
Tất cả hãy chú tâm,
Khởi lên lòng từ mẫn,
Ðối với thảy mọi loài,
Ban ngày và ban đêm,
Họ đem vật cúng dường,
Do vậy không phóng dật,
Hãy giúp hộ trì họ.

3. Phàm có tài sản gì,
Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại thiên giới,
Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được,
Với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

4. Ðoạn diệt và ly tham,
Bất tử và thù diệu.
Phật Thích-ca Mâu-ni,
Chứng Pháp ấy trong thiền,
Không gì sánh bằng được,
Với Pháp thù diệu ấy.
Như vậy, nơi Chánh Pháp,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

5. Phật, Thế Tôn thù thắng,
Nói lên lời tán thán,
Pháp thù diệu trong sạch,
Liên tục không gián đoạn,
Không gì sánh bằng được,
Pháp thiền vi diệu ấy.
Như vậy, nơi Chánh Pháp,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

6. Tám vị bốn đôi này,
Ðược bậc thiện tán thán.
Chúng đệ tử Thiện Thệ,
Xứng đáng được cúng dường.
Bố thí các vị ấy,
Ðược kết quả to lớn.
Như vậy, nơi tăng chúng,
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

7. Các vị lòng ít dục,
Với ý thật kiên trì,
Khéo liên hệ mật thiết,
Lời dạy Gô-ta-ma!
Họ đạt được quả vị,
Họ thể nhập bất tử,
Họ chứng đắc dễ dàng,
Hưởng thọ sự tịch tịnh,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

8. Như cây trụ cột đá,
Khéo y tựa lòng đất.
Dầu có gió bốn phương,
Cũng không thể dao động.
Ta nói bậc Chơn nhân,
Giống như thí dụ này,
Vị thể nhập với tuệ,
Thấy được những Thánh đế,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

9. Những vị khéo giải thích,
Những sự thật Thánh đế,
Những vị khéo thuyết giảng,
Với trí tuệ thâm sâu.
Dầu họ có hết sức,
Phóng dật không chế ngự,
Họ cũng không đến nỗi,
Sanh hữu lần thứ tám,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Ðược hoàn toàn từ bỏ,
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không,
Ðối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát.
Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

11. Dầu vị ấy có làm,
Ðiều gì ác đi nữa,
Với thân hay với lời,
Kể cả với tâm ý,
Vị ấy không có thể,
Che đậy việc làm ấy,
Việc ấy được nói rằng,
Không thể thấy ác đạo.
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

12. Ðẹp là những cây rừng,
Có bông hoa đầu ngọn,
Trong tháng hạ nóng bức,
Những ngày hạ đầu tiên,
Pháp thù thắng thuyết giảng,
Ðược ví dụ như vậy.
Pháp đưa đến Niết Bàn,
Pháp hạnh phúc tối thượng,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

13. Cao thượng biết cao thượng,
Cho đem lại cao thượng,
Bậc Vô thượng thuyết giảng,
Pháp cao thượng thù thắng,
Như vậy nơi đức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

14. Nghiệp cũ đã đoạn tận,
Nghiệp mới không tạo nên,
Với tâm tư từ bỏ,
Trong sanh hữu tương lai,
Các hột giống đoạn tận,
Ước muốn không tăng trưởng
Bậc trí chứng Niết Bàn,
Ví như ngọn đèn này,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

15. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Ðức Phật,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng, với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.

16. Phàm ở tại nơi này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Chánh pháp,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,;
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.

17. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ chúng Tăng,
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.

6. Ratanasuttaṃ

1. Yānīdha bhūtāni samāgatāni, bhummāni [bhūmāni (ka.)] vā yāni va antalikkhe;

Sabbeva bhūtā sumanā bhavantu, athopi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ.

2. Tasmā hi bhūtā nisāmetha sabbe, mettaṃ karotha mānusiyā pajāya;

Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ, tasmā hi ne rakkhatha appamattā.

3. Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā, saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ;

Na no samaṃ atthi tathāgatena, idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ;

Etena saccena suvatthi hotu.

4. Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ, yadajjhagā sakyamunī samāhito;

Na tena dhammena samatthi kiñci, idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ;

Etena saccena suvatthi hotu.

5. Yaṃ buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ, samādhimānantarikaññamāhu;

Samādhinā tena samo na vijjati, idampi dhamme ratanaṃ paṇītaṃ;

Etena saccena suvatthi hotu.

6. Ye puggalā aṭṭha sataṃ pasatthā, cattāri etāni yugāni honti;

Te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā, etesu dinnāni mahapphalāni;

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

7. Ye suppayuttā manasā daḷhena, nikkāmino gotamasāsanamhi;

Te pattipattā amataṃ vigayha, laddhā mudhā nibbutiṃ [nibbuti (ka.)] bhuñjamānā;

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

8. Yathindakhīlo pathavissito [paṭhavissito (ka. sī.), pathaviṃsito (ka. si. syā. kaṃ. pī.)] siyā, catubbhi vātehi asampakampiyo;

Tathūpamaṃ sappurisaṃ vadāmi, yo ariyasaccāni avecca passati;

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

9. Ye ariyasaccāni vibhāvayanti, gambhīrapaññena sudesitāni;

Kiñcāpi te honti bhusaṃ pamattā, na te bhavaṃ aṭṭhamamādiyanti;

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

10. Sahāvassa dassanasampadāya [sahāvasaddassanasampadāya (ka.)], tayassu dhammā jahitā bhavanti;

Sakkāyadiṭṭhī vicikicchitañca, sīlabbataṃ vāpi yadatthi kiñci.

11. Catūhapāyehi ca vippamutto, chaccābhiṭhānāni [cha cābhiṭhānāni (sī. syā.)] abhabba kātuṃ [abhabbo kātuṃ (sī.)];

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

12. Kiñcāpi so kamma [kammaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)] karoti pāpakaṃ, kāyena vācā uda cetasā vā;

Abhabba [abhabbo (bahūsu)] so tassa paṭicchadāya [paṭicchādāya (sī.)], abhabbatā diṭṭhapadassa vuttā;

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

13. Vanappagumbe yatha [yathā (sī. syā.)] phussitagge, gimhānamāse paṭhamasmiṃ [paṭhamasmi (?)] gimhe;

Tathūpamaṃ dhammavaraṃ adesayi [adesayī (sī.)], nibbānagāmiṃ paramaṃ hitāya;

Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

14. Varo varaññū varado varāharo, anuttaro dhammavaraṃ adesayi;

Idampi buddhe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

15. Khīṇaṃ purāṇaṃ nava natthi sambhavaṃ, virattacittāyatike bhavasmiṃ;

Te khīṇabījā avirūḷhichandā, nibbanti dhīrā yathāyaṃ [yathayaṃ (ka.)] padīpo;

Idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ, etena saccena suvatthi hotu.

16. Yānīdha bhūtāni samāgatāni, bhummāni vā yāni va antalikkhe;

Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ, buddhaṃ namassāma suvatthi hotu.

17. Yānīdha bhūtāni samāgatāni, bhummāni vā yāni va antalikkhe;

Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ, dhammaṃ namassāma suvatthi hotu.

18. Yānīdha bhūtāni samāgatāni, bhummāni vā yāni va antalikkhe;

Tathāgataṃ devamanussapūjitaṃ, saṅghaṃ namassāma suvatthi hotūti.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Sự thiểu dục được đề cập trong đoạn kinh hôm nay phù hợp với câu nào sau đây: 
A. Từ bỏ lợi dưỡng là một đặc tính của con đường trung đạo dẫn đến giải thoát 
 B. Người tu không nên mong cầu bất cứ điều gì kể cả đạo quả 
 C. Người tu cần khổ hạnh 
 D. Diệt dục là cách hàm dưỡng tinh, khí, thần

TT PháĐăng cho đáán câu 1 là A

Câu hỏi 2. Khi Đức Phật dạy về những đặc tính cao quý của những bậc thành tựu giải thoát thì những điều đó có lợi ích gì cho chúng ta? 
A. Phàm nhân có thể theo gương đó mà tu tập 
 B. Người tu tập nhờ đó mà hiểu tôn chỉ và đường hướng của hành trình giải thoát 
 C. Dù là đã thành tựu viên mãn hay đang trên đường huân tu thì những pháp đó vẫn có giá trị 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là  D.

 Câu hỏi 3. Bất động tâm giải thoát theo Phật Pháp phải chăng chỉ đặc biệt nói về sự vững lòng trước tám pháp thế gian? 
A. Không hẳn. Sự chi phối của tám pháp thế gian chỉ là một phần những điều khiến tâm giao động. 
 Bất cứ ai không mảy may giao động trước tám pháp thế gian được xem là đã hoàn toàn giải thoát 
 C. Những ai không còn quan niệm : "đây là ta, của ta, tự ngã của ta" được xem là giải thoát 
 D. Ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 3 Là  B

 Câu  4. Có một đệ tử Phật khi bị vu khống đã thể hiện sự thanh thản bằng cách nói về "hạnh tu như đất" vị đó là:
A. Ngài Mục Kiền Liên 
 B. Ngài Xá Lợi Phất
  C. Ngài Ca Diếp 
 D. Ngài A Nan

TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 4 Là  B 

Câu hỏi 5. Ý tưởng "trụ đá khéo chôn chặt xuống đất không bị cuồng phong giao động" tương ưng với câu nào sau đây:
 A. tâm bình thế giới bình 
 B. Vạn pháp duy tâm tạo 
 C. Bát phong xuy bất động 
 D. Tướng tự tâm sinh

TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 5 Là  C

 Câu hỏi 6 .  Ý tưởng "trụ đá khéo chôn chặt xuống đất không bị cuồng phong giao động" tương ưng với câu nào sau đây:
 A. Dù ai nói ngã nói nghiêng, Thì ta cũng vững như kiền ba chân 
 B. Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu đời đắng cay 
 C. Con chẳng chê cha mẹ khó, chó không chê nhà chủ nghèo
 D.Ở hiền thì lại gặp lành, Những người nhân đức trời dành phần cho

TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 6 Là  A

Câu hỏi 7.  Ý tưởng "trụ đá khéo chôn chặt xuống đất không bị cuồng phong giao động" tương ưng với câu nào sau đây:
 A. Tâm dẫn đầu các pháp, tâm chủ tâm tạo tác 
 B. Khi niệm ác sanh khởi hãy dập tắt lập tức. niệm ác không sớm diệt sẽ tăng trưởng nhanh chóng 
 C. Tâm chập chờn giao động, khó nắm bắt phòng hộ 
 D. Khi xúc chạm việc đời, tâm không động không sầu, tự tại và vô nhiễm , là điềm lành tối thượng

TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 7 Là  D


No comments:

Post a Comment