Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Kinh Từ Bi (Mettà Sutta)
Bản dịch TT Giác Đẳng
Hiền nhân cầu an lạc
Nên huân tu pháp lành
Có nghị lực chơn chất
Ngay thẳng và nhu thuận
Hiền hoà không kiêu mạn
Sống dễ dàng tri túc
Thanh đạm không rộn ràng
Lục căn luôn trong sáng
Trí tuệ càng hiển minh
Tự trọng không quyến niệm
Không làm việc ác nhỏ
Mà bậc trí hiền chê
Nguyện thái bình an lạc
Nguyện tất cả sanh linh
Tràn đầy muôn hạnh phúc
Với muôn loài chúng sanh
Không phân phàm hay thánh
Lớn nhỏ hoặc trung bình
Thấp cao hay dài ngắn
Tế thô không đồng đẳng
Hữu hình hoặc vô hình
Ðã sanh hoặc chưa sanh
Gần xa không kể xiết
Nguyện tất cả sanh linh
Tràn đầy muôn hạnh phúc
Ðừng làm hại lẫn nhau
Chớ khinh rẻ người nào
Ở bất cứ nơi đâu
Ðừng vì niệm sân si
Hoặc hiềm hận trong lòng
Mà mong người đau khổ
Hãy mở rộng tình thương
Hy sinh như từ mẫu
Suốt đời lo che chở
Ðứa con một của mình
Hãy phát tâm vô lượng
Ðến tất cả sanh linh
Từ bi gieo cùng khắp
Cả thế gian khổ hải
Trên dưới và quanh mình
Không hẹp hòi oan trái
Không hờn giận căm thù
Khi đi đứng ngồi nằm
Bao giờ còn tỉnh thức
An trú chánh niệm nầy
Phạm hạnh chính là đây
Ai từ bỏ kiến chấp
Khéo nghiêm trì giới hạnh
Thành tựu được chánh trí
Không ái nhiễm dục trần
Không còn thai sanh nữa (lạy)
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
1. Sự tu tập tâm từ trong Vi Diệu Pháp thì không đưa đến đạo quả giải thoát mà chỉ đạt đến thiền định hiệp thế. Vậy chúng ta tu tập thiền quán để đưa đến giải thoát thì chúng ta có cần tu tập tâm từ không và việc tu tâm từ giúp ích gì cho việc tu tập thiền quán? - TT Pháp Tân
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Người nào sau đây thể hiện tâm từ với chúng sanh "lớn nhỏ, tế thô"?
A. Người đổ nước sôi tránh không đổ xuống cỏ xanh
B. Người lau dọn nhà vệ sinh trong chùa sạch sẽ cho bá tánh được thoải mái khi sử dụng
C. Người nói chuyện thường đề cập đến cái tốt của người và tránh "nói xấu sau lưng"
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 1 Là D
Câu hỏi 2. Người có tâm từ thường thể hiện điều nào sau đây?
A. Thân thiện
B. Vô hại
C. Biết quan tâm
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 2 Là D
Câu hỏi 3. Tại sao chúng ta nên tu tập từ tâm đến chúng sanh xa, gần, lớn nhỏ, thô tế ..?
A. Sự vô tâm là dấu hiệu của sự thiếu quan tâm
B. Sự tử tế đối với riêng một số người không phải là tâm từ thật sự
C. "Sự nhẫn tâm nhỏ" làm tổn thương lòng từ rộng lớn
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 3 Là D
Câu hỏi 4. Phải chăng đoạn kinh hôm nay dạy rằng "chúng ta phải luôn nghĩ tưởng đến nhiều loại chúng sanh"?
A. Có tâm từ với tất cả không có nghĩa là lúc nào cũng phải nghĩ đến tất cả
B. Phải nghĩ đến tất cả mới gọi là vô lượng tâm
C. Người tu phải có sự hiểu biết đầy đủ về các sanh loại
D. Người có tâm từ phải tin có các loại hóa sanh hay những chúng sanh vô hình
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 4 Là D
Câu hỏi 2. Người có tâm từ thường thể hiện điều nào sau đây?
A. Thân thiện
B. Vô hại
C. Biết quan tâm
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 2 Là D
Câu hỏi 3. Tại sao chúng ta nên tu tập từ tâm đến chúng sanh xa, gần, lớn nhỏ, thô tế ..?
A. Sự vô tâm là dấu hiệu của sự thiếu quan tâm
B. Sự tử tế đối với riêng một số người không phải là tâm từ thật sự
C. "Sự nhẫn tâm nhỏ" làm tổn thương lòng từ rộng lớn
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 3 Là D
Câu hỏi 4. Phải chăng đoạn kinh hôm nay dạy rằng "chúng ta phải luôn nghĩ tưởng đến nhiều loại chúng sanh"?
A. Có tâm từ với tất cả không có nghĩa là lúc nào cũng phải nghĩ đến tất cả
B. Phải nghĩ đến tất cả mới gọi là vô lượng tâm
C. Người tu phải có sự hiểu biết đầy đủ về các sanh loại
D. Người có tâm từ phải tin có các loại hóa sanh hay những chúng sanh vô hình
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 4 Là D
No comments:
Post a Comment