Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng
1-11 Các Vị Tỷ Kheo
1. - Trong các vị Tỷ-kheo của Ta có thể dùng ý hóa thân, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Cullapanthaka.
2. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về tâm thắng tiến, tối thắng là Cullapanthaka.
3. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về tưởng thắng tiến, tối thắng là Mahàpanthaka.
4. Trong các vị đệ tử... trú không có tranh luận, tối thắng là Subhuti.
5. Trong các vị đệ tử... đáng được cúng dường, tối thắng là Subhuti.
6. Trong các vị đệ tử... tu ở rừng, tối thắng là Revata Khadiravaniya.
7. Trong các vị đệ tử... tu Thiền, tối thắng là Kankha Revata.
8. Trong các vị đệ tử... tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sono Koliviso.
9. Trong các vị đệ tử... khéo nói, tối thắng là Sono Kutikanna.
10. Trong các vị đệ tử... nhận được đồ cúng dường, tối thắng là Sivali.
11. Trong các đệ tử Tỷ-kheo có tín thắng giải, tối thắng là Vakkali..
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Phải chăng nhiều vị đại đệ tử Phật không được nhắc nhiều trong tam tạng kinh điển là vì chư vị chuyên tu độc cư thiền tịnh? - TT Tue Sieu
Thảo luận 2. Sự tập trung học Phật Pháp hay sinh hoạt chùa chiền có được gọi là chánh định chăng? - DD Phap Tin
Thảo luận: 3. Tại sao tâm vọng động là tâm không an lạc? TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Phải chăng vì chúng ta không tu nên nhiều phiền não? - DD Phap Tin
Thảo luận 2. Sự tập trung học Phật Pháp hay sinh hoạt chùa chiền có được gọi là chánh định chăng? - DD Phap Tin
Thảo luận: 3. Tại sao tâm vọng động là tâm không an lạc? TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Phải chăng vì chúng ta không tu nên nhiều phiền não? - DD Phap Tin
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Điều nào sau đây được xem là chính xác theo Phật học?
A. Từ ngữ "thiền" là Phạn âm của chữ jhàna
/ B. Jhàna trong bát chánh đạo thuộc về chánh định
/ C. Chánh định là sự huân tập định lực với năm chi phần: tầm, tứ, hỷ, lạc định
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1 .D
Câu hỏi 2. Định lực theo kinh điển phù hợp với điều nào sau đây?
A. Định lực tạ nên sự bền bỉ trong khả năng tập trung
/ B. Biểu hiện của định lực là sự thuần thục, thành thạo
/ C. Định lực càng cao các chi thiền (tầm, tứ, hỷ, lạc, định) càng giảm bớt
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2 .D
Câu 3. Từ những ý nghĩa của chánh định chúng ta có thể học được điều nào sau đây?
A. Sự ham muốn khiến tâm không an trú
/ B. Sự gắn bó, khắn khít (tứ) làm tiêu mòn nghi hoặc
/C. Lạc giúp giảm bớt sự giao động
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3 .D .
No comments:
Post a Comment