Thursday, January 7, 2016

Bài học. Thứ Sáu ngày 8-1-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng và TT Pháp Đăng

Chương Ba Pháp
XV. Phẩm Cát Tường
143.- Không Thăng Bằng

- Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba?

Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh lên cõi trời. Thế nào là ba?

Với thân làm thăng bằng, với lời nói thăng bằng, với ý nghĩ thăng bằng, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, sanh lên cõi Trời.


Với thân làm không thăng bằng, với lời nói không thăng bằng, với ý nghĩ không thăng bằng, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục.

II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu : 1. Có đúng chăng sự dính mắc của tham ái khiến chúng ta "bám trụ" lâu dài với việc làm? - TT Pháp Tân 

Thảo luận câu :  2. Có sự sân hận nào đáng gọi là "chánh khí" chăng? - ĐĐ Pháp Tín 


 Thảo luận câu :3. Phải chăng tâm bị chi phối bởi nhiều thứ là "tâm yếu đuối"? - TT Pháp Tân

4 - TT Giác Đẳng chia sẻ bài học



 IIIĐố Vui
 Câu 1. Câu nào sau đây là Phật ngôn được tìm thấy trong kinh Pháp Cú?
 A. Tham ái sanh lo âu, sầu muộn
 /B. Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân 
/ C. Tham thì thâm 
/ D. Ham muốn nhiều thì tổn giảm tinh, khí, thần

 TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  Số 1 .A

  Câu hỏi 2. Những tư tưởng nào sau đây phù hợp với lời Phật dạy?
 A. Thù hận không bao giờ xua tan được hận thù 
/ B. Người biết dằn cơn thịnh nộ mới thật sự là người chủ động
 / C. Cứ lập đi lập lại sự tổn thương mình gánh chịu không bao giờ giảm được sự giận dữ
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

 ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu  Số 2 .D .

   Câu hỏi 3. Từ vựng Phật học nào sau đây nói lên ý nghĩa của tâm giao động? 
A. Phóng dật 
/ B. Trạo cử 
/C. Vọng động 

/ D. Cả ba thuật ngữ trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 3 là D

No comments:

Post a Comment