Thursday, January 21, 2016

Bài học. Thứ Sáu ngày 22-1-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Ba Pháp
XVI. Phẩm Lõa Thể

154.- Lấy Của Không Cho

- Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba?

Tự mình lấy của không cho, khích lệ người khác lấy của không cho, tùy hỷ sự lấy của không cho. Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục.

Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sanh thiên giới. Thế nào là ba?


Tự mình từ bỏ lấy của không cho, khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho, tùy hỷ sự từ bỏ lấy của không choh. Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh thiên giới.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
thảo luận câu : 1. Cụm từ "Lấy của không cho" có gì khác biệt với chữ trộm cướp? TT Tuệ Quyền 

 thảo luận câu :  2 .Xài "hàng nhái" có xem là trộm cắp chăng? - ĐĐ Pháp Tín 

thảo luận câu : 3. Làm cho người khác bị mất mát tài sản nhưng bản thân mình không chiếm đoạt thì có xem là tạo nghiệp bất thiện chăng?  TT Pháp Đăng 

Thảo luận 4: TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học


 IIIĐố Vui
 Câu hỏi 1. Lượm của rơi có tính là "lấy của không cho" chăng?
 A. Không. Vì vật đó được xem là vô chủ 
/ B. Đúng vậy. Vật đánh rơi hay bỏ quên không có nghĩa là vật vô chủ 
/ C. Không thể gọi là trộm cắp vì mình không lấy thì người khác cũng lấy. 
/ D. Ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp an là B

  Câu hỏi 2. Hành động nào sau đây được xem là phạm giới trộm cắp?
 A. Lấy của công làm tư hữu
 / B. Sử dụng phi pháp tài sản trí tuệ 
/ C. In ấn một tác phẩm xưa (nhu Truyện Kiều)  mà không xin phép 

/ D. Câu A và B đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 là

No comments:

Post a Comment