Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Hai Pháp
III. Phẩm Người Ngu
1-10
Thảo luận 2. Tà kiến trong bài kinh hôm nay nói về thường kiến, đoạn kiến hay thân kiến hoặc kiến chấp không có mẹ, không có cha, không có quả báo thiện ác, không có sa môn quả ...? ĐĐ Pháp Tín
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội, và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người ngu này.
Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai? Người có phạm tội là thấy có phạm tội, và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ-kheo, có hai loại người có trí này.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai có nói, có thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai không nói, không thuyết. Nầy các Tỷ-kheo, có hai hạng người này không xuyên tạc Như Lai
5. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai.
6. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, không xuyên tạc Như Lai.
7. Với người có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay bàng sanh. Với người không có hành động che đậy, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người.
8. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: địa ngục hay loại bàng sanh.
Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, một trong hai sanh thú được chờ đợi: chư Thiên hay loài Người.
Người theo ác giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: địa ngục hay loài bàng sanh. Người đầy đủ thiện giới, này các Tỷ-kheo, có hai chấp nhận: chư Thiên và loài Người.
9. Do quán thấy hai lợi ích, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng. Thế nào là hai? Thấy tự mình hiện tại lạc trú, và có lòng thương tưởng đến những chúng sanh về sau. Do quán thấy hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nên Ta đi đến các ngôi rừng hẻo lánh, các trú xứ xa vắng.
10. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Tại sao có những phiền não được đề cập trong kinh tạng (như sự giả dối, man trá...) như không có trong A Tỳ Đàm? - TT Tue SieuThảo luận 2. Tà kiến trong bài kinh hôm nay nói về thường kiến, đoạn kiến hay thân kiến hoặc kiến chấp không có mẹ, không có cha, không có quả báo thiện ác, không có sa môn quả ...? ĐĐ Pháp Tín
III. Đố vui
Câu 1. Câu nào sau đây được Đức Phật dạy cho Rahula?
A. Cuộc sống sẽ vô nghĩa nếu cô độc
/B. Đời sa môn sẽ rỗng không nếu còn nói dối
/ C. Người làm thiện không có hoan hỷ thì công quả bất thành
/D. Người tu tập không nằm lòng tam tạng thì như tu mù
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1 .B .
Câu 2. Điều nào sau đây được xem là tà kiến theo Phật Pháp?
A. Số mạng sẽ khác đi nếu hoán chuyển phong thủy
/ B. May mắn có thể đến do cúng bái, khấn nguyện
/ C. Cúng sao giải hạn sẽ hoá giải những quả khổ
/ D. Cả ba điều trên đề đi ngược với giáo lý nhân quả nghiệp báo
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2 D
Câu 1. Câu nào sau đây được Đức Phật dạy cho Rahula?
A. Cuộc sống sẽ vô nghĩa nếu cô độc
/B. Đời sa môn sẽ rỗng không nếu còn nói dối
/ C. Người làm thiện không có hoan hỷ thì công quả bất thành
/D. Người tu tập không nằm lòng tam tạng thì như tu mù
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1 .B .
Câu 2. Điều nào sau đây được xem là tà kiến theo Phật Pháp?
A. Số mạng sẽ khác đi nếu hoán chuyển phong thủy
/ B. May mắn có thể đến do cúng bái, khấn nguyện
/ C. Cúng sao giải hạn sẽ hoá giải những quả khổ
/ D. Cả ba điều trên đề đi ngược với giáo lý nhân quả nghiệp báo
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2 D
No comments:
Post a Comment